Vết Mổ Sau Sinh Bao Lâu Thì Lành?

Nhiều mẹ sinh mổ vẫn đang băn khoăn, vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Hay muốn tránh biến chứng sẹo mổ đẻ bị lồi cần lưu tâm đến điều gì? Hãy cùng Dermatix® Ultra chuẩn bị đầy đủ kiến thức để đón con yêu chào đời, mẹ nhé!

I. Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành?

Đây là nỗi bận tâm chung của đa số mẹ đẻ mổ, đặc biệt là trong lần sinh đầu. Mẹ thường cần ở lại bệnh viện 3-4 ngày để theo dõi sức khỏe. Sau đó, cần ít nhất 6 tuần chăm sóc tại nhà. 

Việc vết mổ sau sinh bao lâu thì lành sẽ tùy thuộc vào đây là lần sinh mổ thứ mấy. Nếu đây là lần 2 sinh mổ hay nhiều hơn, bác sĩ sẽ cần cắt hoặc gỡ dính cơ thành bụng trên vết thương cũ. Do vậy, cần nhiều thời gian và thao tác khó khăn hơn so với lần đầu tiên. 

Vết sinh mổ từ 11-15 cm, thường sẽ liền lại sau 7 ngày, và thành sẹo sau 2-3 tuần. 3 tháng là thời gian bình quân cho mẹ bầu vượt qua cảm giác đau ngứa vùng sẹo mổ đẻ. Tuy nhiên vẫn có nhiều mẹ sinh mổ cần đến 6 tháng, thậm chí 1 năm rưỡi để hồi phục. Điều đó sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác của mẹ như tình trạng sức khỏe, cơ địa,…   

II. Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ

  1. Mẹ sinh mổ nên ăn gì?

Để mẹ hồi phục nhanh nhất, cần đặc biệt lưu ý một số điều trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Mẹ vẫn cần kiên trì ăn theo thực đơn lành mạnh như lúc mang thai. Mẹ nên bổ sung đa dạng nhóm thực phẩm để cơ thể được nạp đầy đủ dưỡng chất: 

  • Sắt: để tạo máu mẹ sinh mổ nên bổ sung thực phẩm hàm lượng sắt cao như hạt óc chó, lòng đỏ trứng, tim gan, bí đỏ,…. 
  • Protein: hàm lượng protein dồi dào trong thịt bò, gà, heo, sữa, pho mát,…  
  • Vitamin C: vết mổ sau sinh nhanh lành hơn nếu ăn nhiều bông cải xanh, ớt chuông, cà rôt, cà chua, quýt, cam,…  
  • Vitamin K: có nhiều trong cải xoăn, cải bó xôi, húng quế, bắp cải,… hỗ trợ cầm và tái tạo máu 
  • Vitamin A,B, E,…: ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và giảm khả năng hình thành sẹo 

Ngoài ra, mẹ sinh mổ rất cần uống đủ nước (1,5 – 2 lít/ngày) để ngừa táo bón và hạn chế mất nước sau sinh mổ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm giúp lợi sữa như cháo móng giò đu đủ xanh, cháo thịt bò, cháo mè đen,…   

  1. Mẹ sinh mổ kiêng ăn gì?

Sau sinh mổ, hệ thống ruột và tiêu hóa của mẹ vẫn chưa ổn định. Vì vậy, cần tránh xa những thành phần sau để sẹo mổ đẻ mau lành: 

  • Đồ nhiều gia vị, cay nồng: ớt trái, mù tạt, hạt tiêu,…dễ rối loạn tiêu hóa, vết thương lành chậm. 
  • Đồ sống, chưa chín kỹ: gỏi giấm, rau sống, bò tái,…gây nguy cơ nhiễm khuẩn, sán giun và ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ. 
  • Đồ lên men và các chất kích thích: nước tăng lực, cà phê, bia rượu,…tổn hại đến dạ dày, suy giảm chức năng tổng hợp collagen để liền sẹo mổ đẻ. 

Kiêng cữ sau sinh mổ là việc rất cần thiết dù mẹ sinh lần thứ mấy. Sau ca phẫu thuật kéo dài, bác sĩ thường khuyên gia đình không nên cho mẹ ăn liền. Sau khoảng 6 giờ, mẹ bầu mới ăn uống các thực phẩm nhẹ, dễ tiêu. Khẩu phần ăn uống có thể điều độ lại dần sau khoảng 1 tuần sinh mổ. Việc sinh mổ kiêng ăn gì và vết mổ sau sinh bao lâu thì lành không chỉ ảnh hưởng đến sẹo mổ đẻ của mẹ mà còn trực tiếp tác động dòng sữa cho con. Vì vậy các mẹ hãy kiên trì ăn uống theo thực đơn kiêng cữ sau sinh mổ để mẹ con đều khỏe nhé! 

III. Cách chăm sóc vết mổ sau sinh 

Về cơ bản, sẹo mổ đẻ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, nhưng nếu vết mổ sau sinh bị lồi sẽ khiến mẹ kém tự tin. Cho nên, ngoài chế độ ăn uống, các mẹ cũng cần tham khảo cách giữ gìn vết mổ sau sinh. 

  1. Vệ sinh vết thương mỗi ngày và dùng thuốc kháng sinh đúng liều quy định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng hoặc biến chứng sẹo về sau. 
  2. Nếu cảm thấy đau âm ỉ quanh vùng chậu, mẹ có thể chườm đá nhẹ nhàng gần vết mổ để bớt sưng. 
  3. Lưu ý, khi tắm rửa, mẹ chỉ nên vệ sinh bằng khăn mềm thấm nước ấm và tránh lau trực tiếp vết thương.  
  4. Kể từ tuần 2 trở đi, vết mổ sau sinh khép miệng dần nên không nhất thiết băng kín khi ở nhà. Mẹ có thể bắt đầu dùng các sản phẩm trị sẹo để thúc đẩy quá trình phục hồi.  

Sau khi trở về nhà, môi trường sẽ không được tiệt trùng sạch sẽ như bệnh viện. Do đó, mẹ bầu nên thận trọng trong quá trình chăm sóc vết mổ đẻ. Nếu vết thương nhiễm trùng, gia đình và thai phụ không được tự ý xử lý mà cần thăm khám bác sĩ, tránh trường hợp sẹo xấu sau này. 

 IV. Dermatix trị sẹo sinh mổ hiệu quả và an toàn

Vết mổ đẻ vừa kín miệng là thời điểm vàng để mẹ bầu bắt đầu điều trị sẹo. Và Dermatix® Ultra từ lâu đã là cái tên quen thuộc với các mẹ bầu Việt Nam. Sản phụ tin dùng Dermatix® Ultra không chỉ vì bác sĩ kê toa mà còn nhờ có nhiều kiểm chứng lâm sàng, đảm bảo an toàn lành tính.  

1. Thành phần và cơ chế hoạt động 

Với thành phần silicone y tế và công nghệ CPX tiên tiến, Dermatix® Ultra được đánh giá cao bởi gel mỏng và dễ thấm. Công dụng làm phẳng và mềm sẹo, đặc biệt sẹo mổ đẻ giúp thương hiệu vượt trội trên thị trường. Cơ chế làm mờ sẹo sanh mổ của Dermatix là bổ sung Vitamin C Ester giúp vết mổ sau sinh nhạt màu dần. Màng gel mát lạnh bao bọc vùng sẹo giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 

2. Hướng dẫn bôi kem trị sẹo đúng cách 

Các mẹ nên dùng đều đặn sáng tối 2 lần/ngày, không cần mát xa. Sau khoảng 2 tháng, vết thương sẽ có những tiến triển rõ rệt. Dermatix® Ultra có cả tuýp 7g và 15g tùy nhu cầu mẹ bầu trị sẹo lồi to hay nhỏ. Đặc biệt, nếu cần bôi quanh vùng ngực, mẹ cần lau sạch để tránh bé nuốt phải. 

Câu chuyện vết mổ sau sinh bao lâu thì lành và cách sẹo được chăm sóc thực chất không khó nhọc như nhiều người nghĩ. Nếu đã tìm hiểu thấu đáo và chuẩn bị kỹ từ trước cùng Dermatix thì chẳng việc gì phải lo lắng nữa các mẹ nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.