Sẹo lồi là một loại sẹo lớn nhô cao, chúng hình thành khi da đã lành sau một chấn thương. Sẹo lồi có thể phát triển lớn hơn nhiều so với vết thương ban đầu gây ra vết sẹo.
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi
Sẹo lồi thường xuất hiện khi những tổn thương trên da bạn không được điều trị hoàn toàn. Sẹo lồi thường tạo thành các khối màu hồng đỏ căng bóng, có khi nhìn thấy mạch máu bên trong.
Đúng như tên gọi sẹo lồi phát triển vượt lên hẳn so với da thường, khi sờ vào thấy cưng cứng như trái bóng cao su. Sẹo lồi không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có tốc độ lan nhanh và gây mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân bị sẹo lồi
Sau khi bạn bị thương, các tế bào cố gắng sửa chữa và tái tạo lại vùng da bị tổn thương bằng cách hình thành một vết sẹo.
Tùy vào từng loại chấn thương vùng da khác nhau mà dẫn đến các vết sẹo lồi khác nhau như:
Vết thương bị đâm thủng
Sẹo phẫu thuật
Mụn trứng cá cấp độ nặng
Bệnh thủy đậu
Xỏ lỗ tai
Xăm
Một số trường hợp khi vết thương đang đóng kín miệng và bước vào thời kì ăn da non, bạn lại “nạp” cho cơ thể những thực phẩm “tối kị” – Khiến cho các vết thương loét và khả năng hình thành sẹo lồi càng cao hơn, như:
Rau muống
Hải sản
Trứng
Ngoài các nguyên nhân kể trên, sẹo lồi hình thành có thể là “dự báo” cho những vật lạ tồn tại trên da hoặc phẫu thuật thẩm mỹ không thành công.
Sẹo lồi có thể xảy ra bất kỳ nơi nào trên cơ thể và thường gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi, có màu da sẫm, có những yếu tố làm kéo dài quá trình lành vết thương.
Có một số vùng da có nguy cơ cao hình thành sẹo lồi sau khi bị tổn thương
Vùng ráy tai
Vành tai
Vùng có râu trên mặt
Vùng ngực trước xương ức
Vùng da trên cơ delta của cánh tay
Vùng lưng trên
Ngược lại, vùng da gan tay, lòng bàn chân hầu như không thấy có sẹo lồi.
Các triệu chứng của sẹo lồi:
Vết sẹo lồi thường xuất hiện và phát triển rất chậm thường mất từ 3 tháng đến một năm thì bạn mới có thể nhìn thấy dấu hiệu đầu của sẹo lồi. Sau khoảng thời gian đó phải mất vài tuần hoặc vài tháng để sẹo lồi phát triển.
Ban đầu vết sẹo lồi thường có màu hồng, đỏ hoặc tím tùy theo cơ địa và vết thương mà sẹo lồi nổi lên. Sẹo lồi thường nhô lên cao trên bề mặt phẳng của vùng da. Màu sắc của sẹo lồi thường thâm đen dần theo thời gian, nó thường có màu tối hơn các vùng da người bình thường.
Một số sẹo lồi có thể mềm và bột, nhưng cũng có một số sẹo lồi cứng và có độ đàn hồi như cao su.
Sẹo lồi thường gây đau ngứa, khi vết sẹo lồi đang trong quá trình phát triển thì có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy và đâu khi chúng ta chạm vào. Nhưng những triệu chứng này thường dừng lại khi sẹo lồi ngừng phát triển.
Sẹo lồi có thể hình thành bất cứ nơi nào trên cơ thể. Các vùng da thường xuất hiện sẹo lồi phổ biến là: khu vực trên cổ, ngực, vai, tai và lưng. Sẹo lồi có thể có kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn 10inch.
Phòng ngừa và cách chữa sẹo lồi
Với những vết thương nhẹ nên vệ sinh sạch sẽ với natri clorid, sau khi vết thương khô có thể dùng nghệ tươi bôi lên vết thương để không bị sẹo
Với vết thương hở, mất da: cần giữ cho vết thương được thông thoáng và vệ sinh sạch sẽ, sau đó dùng bông gạc để băng vết thương. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Sau phẫu thuật: Bạn nên ăn nghệ hoặc bôi nghệ trực tiếp lên vết thương, không nên ăn rau muống và hải sản.
Bỏng: Đầu tiên ngâm vào nước đá, sau đó ngâm vào vết thương để nguội rồi đến bệnh viện xử lý. Nếu vết thương nhẹ nên dùng bột nghệ tươi để điều trị.
Cơ địa sẹo lồi: nếu bạn muốn chỉnh sửa sẹo thì nên cân nhắc kỹ vì vết sẹo mới có thể sẽ to hơn so với sẹo ban đầu.
Sẹo lồi được chẩn đoán như thế nào?
Kem hoặc dầu thường giúp vết thương không bị khô, đồng thời có tác dụng che chở làn da mới để không bị những sây sát. Hiện có rất nhiều loại kem bôi sẹo trên thị trường, người bệnh nên xin tư vấn của bác sĩ để sử dụng đúng cách và hiệu quả.
Các bác sĩ có thể chẩn đoán các vết sẹo lồi bằng cách nhìn vào làn da của bạn, đôi khi bạn có thể làm sinh thiết da để loại trừ các loại tăng trưởng da khác.
Sẹo lồi có thể được ngăn ngừa hoặc tránh không?
Đối với những người có cơ địa dễ dàng bị sẹo lồi thì có thể quyết định không xỏ lỗ tai hoặc tiêm, xăm. Nếu bạn thực hiện các việc trên thì sẽ dẫn đến sẹo lồi hình thành.
Cách trị sẹo lồi lâu năm như thế nào?
Mục tiêu của điều trị sẹo lồi là làm phẳng, làm mềm hoặc thu nhỏ vết sẹo lồi lại. Sẹo lồi có thể khó mà điều trị hết được, đôi khi bạn đã điều trị sẹo lồi rồi nhưng khoảng một thời gian sau sẹo lồi có thể tái phát lại.
Hầu hết các bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị để có thể đem lại kết quả tốt nhất trong việc chữa các vết sẹo lồi.
Cách làm mờ sẹo lồi nào để có một vết sẹo lồi được thẩm mỹ hơn?
Để có được một vết sẹo lồi mang tính chất thẩm mỹ, ngoài các yếu tố vị trí, cơ địa…, người bệnh cần hết sức chăm sóc vết thương theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh để tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra.
Ngoài ra, việc sát trùng vết thương và bôi kem thường xuyên để giữ cho vết thương không bị khô cũng sẽ giúp chóng lành và ít sẹo hơn.
Chú ý không nên gỡ mày vết thương trước khi tự nó rụng đi. Hành động này làm vết thương lâu lành hơn và hay để lại sẹo xấu. Không nên thường xuyên sờ vào vết sẹo mới hình thành.
Ngoài ra, không nên ăn tôm, cua, xôi nếp… Nên bổ sung đạm, vitamin C, nhất là kẽm trong quá trình hình thành sẹo. Không nên để nắng rọi vào vết thương. Ánh nắng có tác dụng làm khô vết thương khiến nó lâu lành hơn.
Xem thêm Cách làm mờ sẹo sau sinh mổ tại đây