Sau sinh mổ kiêng ăn gì? Các lưu ý khi chăm sóc mẹ sau sinh

Chăm sóc mẹ bầu sau sinh mổ là một quá trình đòi hỏi sự tận tâm và kỹ lưỡng, đặc biệt trong việc chuẩn bị các loại thực phẩm dinh dưỡng, phù hợp với mẹ sau sinh. Vậy sinh mổ kiêng ăn gì, việc chăm sóc cho các mẹ bầu sau sinh mổ có vấn đề nào cần lưu ý? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé! 

I. Mẹ sinh mổ kiêng ăn gì? 

“Sinh mổ kiêng ăn gì?” là câu hỏi mà những người đang chăm sóc mẹ bầu sau sinh, hay thậm chí chính những sản phụ cực kỳ quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý về các nhóm thực phẩm cần kiêng kỵ để đảm bảo một hậu thai lỳ khỏe mạnh cho mẹ: 

Mẹ bầu sau sinh mổ kiêng ăn gì? 

1.1. Thực phẩm có tính hàn  

Sau sinh mổ, cơ thể của mẹ dễ nhiễm lạnh. Do đó, mẹ nên kiêng ăn những thực phẩm có tính hàn như cua, ốc, rau đay, … để tránh nguy cơ ngưng tụ của máu – “thủ phạm” khiến vết mổ lâu lành hơn. 

1.2. Đồ nếp 

Gạo nếp là loại thực phẩm có thể gây mưng mủ vết thương, rất dễ khiến cho vết mổ sau sinh bị lồi. Do đó, các mẹ nên kiêng ăn đồ nếp trong khoảng 1 tháng đầu sau sinh. 

1.3. Các loại thực phẩm gây đầy hơi 

Chức năng tiêu hóa của mẹ sau sinh cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục hoàn toàn. Vì thế, các mẹ nên kiêng ăn các loại thực phẩm lên men và gây đầy hơi như sữa đậu nành, đường,… 

1.4. Các loại đồ tanh, thức ăn tái hoặc sống 

Các loại đồ tanh như cua, ốc, cá,… hay các thực phẩm tái, sống như gỏi, sashimi,…. là các loại thực phẩm mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên tránh xa, vì chúng có thể gây ức chế sự ngưng tụ máu và hình thành biến chứng đông máu sau sinh mổ.  

1.5. Các loại thực phẩm chứa chất kích thích 

Để tránh cho vết seo mổ để bị lồi, các mẹ không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, bia, rượu,…  

1.6. Các loại thực phẩm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa 

Để không ảnh hưởng đến vết mổ và hệ tiêu hóa, sản phụ cần kiêng cữ sau sinh mổ những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ (thịt mỡ, da gà, da vịt, đồ chiên/xào,…) và các loại thực phẩm, gia vị cay nóng (ớt, tiêu,…). 

1.7. Rau muống 

Mặc dù các bác sỹ thường khuyên mẹ bầu nên ăn nhiều rau củ quả, nhưng không phải loại nào các mẹ sau phẫu thuật cũng có thể ăn được, đặc biệt là rau muống. Lý do là vì rau muống có thể thúc đẩy quá trình tạo mủ, gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ lành sẹo, thậm chí có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm cho vết mổ. 

Bên cạnh những lưu ý kể trên, các mẹ cũng cần tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng. Mẹ bầu bị cao huyết áp cũng cần hạn chế ăn mặn sau khi sinh mổ. Mẹ nên dùng nhiều các loại thực phẩm, trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ. Để vừa đảm bảo phục hồi sức khoẻ cho mẹ, vừa không làm ảnh hưởng đến vết mổ sau sinh, cần lên thực đơn cho mẹ sau sinh mổ một cách hợp lý nhất. 

II. Cách chăm sóc vết thương đẻ mổ cho mẹ 

Ngoài việc lưu ý về các loại thực phẩm trong danh sách “sinh mổ kiêng ăn gì?” thì cách chăm sóc vết mổ sau sinh cũng cần được chú trọng. Vết mổ sau sinh khi cắt chỉ rất dễ bị nhiềm trùng, do đó cần lưu ý chăm sóc vết mổ thật tốt ngay từ ban đầu để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại sẹo xấu về sau. 

 

Chăm sóc vết sẹo đẻ mổ sao cho đúng? 

Trong tuần đầu tiên sau khi sinh mổ, các mẹ cần thực hiện vệ sinh vết mổ hằng ngày cũng như có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau,… theo chỉ định của bác sĩ sản khoa để tránh cho vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng, từ đó gây biến chứng không đáng có. 

Thông thường, các mẹ sau khi sinh mổ sẽ cảm thấy đau nhức quanh đáy chậu. Trong trường hợp này, có thể sử dụng một túi nước đá chườm xung quanh vết mổ để giảm sưng đau. Vết mổ có thể mở băng từ ngày thứ 3 và để khô tự nhiên. Lúc này, các mẹ chỉ nên lau người từ phía trước về phía sau bằng khăn bông mềm (dùng cho trẻ em) với nước ấm để không chạm đến vết đẻ mổ, cũng như tránh bị nhiễm trùng. Nếu vết mổ quá đau, các mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị. 

Từ tuần thứ 2 trở đi, khi vết mổ ổn định, các mẹ vẫn cần lưu ý khi chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà: tắm bằng nước ấm, không tắm quá lâu, dùng khăn bông mềm để thấm khô vết mổ sau tắm, không cần băng quá kín vết mổ và phải giữ vết mổ luôn khô sạch. Nếu thấy vết mổ có các triệu chứng bất thường: sưng tấy, đau dữ dội ở vị trí mổ, xung quanh các mũi khâu bị ửng đỏ, bị mưng mủ hoặc sốt cao,… thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

III. Cách xoá sẹo lồi trên vết mổ sau sinh 

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho vết mổ sau sinh, các phương pháp trị sẹo lồi cũng là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Một trong những cách trị sẹo lồi sinh mổ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm được nhiều mẹ tin dùng là kem trị sẹo Dermatix® Ultra có xuất xứ từ Mỹ.  

Với bảng thành phần an toàn, lành tính, Dermatix® Ultra hoàn toàn hợp lý với cả mẹ mang thai và cho con bú. Với sự kết hợp độc đáo giữa gel silicone công nghệ CPX tiên tiến và Vitamin C Ester tinh khiết, kem Dermatix giúp đẩy nhanh quá trình làm phẳng, mềm và mờ sẹo mổ đẻ chỉ sau 8 tuần sử dụng.  

Cùng với đó, kem trị sẹo lồi cũng hỗ trợ làm giảm cảm giác ngứa ngáy, ửng đỏ ở vùng sẹo, cũng như giúp làm đều màu da. Để gel đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ nên dùng ngay sau khi vết sinh mổ đã khép miệng và lên da non nhé! 

Có thể thấy bên cạnh việc nắm rõ việc sau sinh mổ kiêng ăn gì, việc chăm sóc cho mẹ đúng cách cũng quan trọng không kém. Hy vọng thông qua bài viết, mọi người sẽ có thực đơn cho mẹ sau sinh mổ hợp lý và biết cách chăm sóc cho vết mổ sau sinh sao cho đúng. Nếu mẹ muốn tìm mua sản phẩm kem trị sẹo lồi Dermatix® Ultra 7g hoặc 15g chính hãng với giá phải chăng, hãy truy cập tại đây để được tư vấn và đặt mua sản phẩm nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.