Những lưu ý và cách trị bỏng không để lại sẹo bạn cần biết

Việc điều trị vết bỏng không đúng cách chẳng những khiến vết thương lâu lành hơn mà còn có thể gây nhiễm trùng, lở loét và để lại sẹo xấu. Hãy cùng điểm qua những sai lầm thường gặp khi điều trị sẹo bỏng và biết được cách khắc phục đúng khoa học, hiệu quả.

Cách trị bỏng không để lại sẹo

Không được rửa vết bỏng bằng nước oxy già, thuốc đỏ

Nước oxy già (Hydrogen peroxid) có tác dụng sát trùng, làm sạch vết thương và khử mùi. Tuy nhiên, không chỉ tiêu diệt vi khuẩn, nước oxy già cũng tiêu diệt luôn cả các bạch cầu, tiểu cầu và những mô mới lành, làm tổn thương các tế bào da khỏe mạnh, khiến vết thương lâu lành hơn, có thể gây ra nhiễm trùng cơ hội.

Cần lưu ý, không dùng nước oxy già để rửa vết bỏng đang lên da non. Vì vùng da này rất dễ bị tổn thương, mô và tế bào có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến vết thương khó lành và để lại sẹo.

Thuốc đỏ có tác dụng chống lở loét, làm khô vết thương. Tuy nhiên, thuốc đỏ lại chứa thủy ngân.

Do đó, với vết thương do bỏng trên diện rộng, bị hở… bạn không nên tự ý sát trùng bằng thuốc đỏ vì thủy ngân tiếp xúc với máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, thay vì sát trùng vết bỏng, vết thương hở bằng oxy già, thuốc đỏ… bạn hãy rửa vết bỏng với nước sạch, thấm khô và dùng thuốc mỡ để ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương. Cuối cùng, bạn dùng một miếng gạc sạch bao phủ lên để tránh những tác động từ môi trường.

Không được rửa oxy già khi bị bỏng

Không được chọc vỡ bóng nước (mụn nước)

Khi bị bỏng, da xuất hiện các bóng nước (mụn nước) để bảo vệ vùng da bị tổn thương bên dưới khỏi các tác nhân bên ngoài như va chạm, nhiệt, vi khuẩn…. Do đó, bạn không nên chọc vỡ các bóng nước này. Khi vùng da bị phỏng bắt đầu lành thì các bóng nước này sẽ dần tiêu nhỏ đi.

Trong một số trường hợp bỏng quá nặng, bóng nước sẽ không thể tự tiêu được. Khi vết bỏng bị hoại tử, xuất hiện mùi hôi… thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý thích hợp.

Những lưu ý quan trọng và cách chữa bỏng không để lại sẹo

Chữa sẹo bỏng bằng các phương pháp từ thiên nhiên hiệu quả, mách bạn những lưu ý khi bị bỏng để tránh những nguy cơ để lại sẹo nghiêm trọng khi bị bỏng

Trước hết các chúng ta bị bỏng bất cứ do nguyên nhân bỏng nước sôi hay dầu ăn, hay bỏng lửa… thì tuyệt đối không dùng đá lạnh để chườm vết bỏng nhé ! Vì chườm đá lên vết bỏng sẽ bị bong tróc vết thương bỏng, làm nhiễm trùng, nguy cơ để lại sẹo rất lớn do đá lạnh có cạnh cứng dễ làm trầy xước vết thương.

Dù bị bỏng nặng hay nhẹ, Chúng ta nên xả trực tiếp nước lạnh ở vòi nước vào phần da bị bỏng, để làm dịu cơn đau, nếu những phần ở mí mắt xả nước vào sẽ rất khó chịu, như mình bị phần mí mắt nữa thì mình dùng khăn xô của em bé thấm nước lạnh rồi mình đắp lên mí mắt, làm liên tục như vậy 1 lát sẽ đỡ rát phần bỏng.

cách không để lại sẹo khi bị bỏng

Các đặc tính của một vết bỏng phụ thuộc vào độ sâu của nó. Bỏng bề ngoài gây đau kéo dài hai hoặc ba ngày, sau đó bong tróc của da trong vài ngày tới. Cá nhân bị bỏng nặng hơn có thể chỉ ra sự khó chịu hay phàn nàn về những áp lực cảm giác hơn là đau.

Bỏng toàn phần-độ dày có thể hoàn toàn không nhạy cảm với cảm ứng ánh sáng hoặc thủng. Trong khi bỏng bề mặt thường có màu đỏ, bỏng nặng có thể có màu hồng, màu trắng hoặc đen. bỏng quanh miệng hoặc bị cháy xém tóc bên trong mũi có thể chỉ ra rằng bỏng đường thở đã xảy ra, nhưng những phát hiện này là không điển hình.

Dấu hiệu khác đáng lo ngại bao gồm: khó thở, khàn tiếng, và thở rít hoặc thở khò khè. Ngứa ngáy là triệu chứng phổ biến của bệnh nhân trong quá trình điều trị bỏng, xảy ra lên đến 90% ở người lớn và gần như tất cả trẻ em.

Tê hoặc ngứa ran có thể tồn tại trong một thời gian dài sau khi bị bỏng điện. Bỏng cũng có thể tạo ra cảm xúc đau buồn, lo âu và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, cũng như người thân.