Gợi Ý Gel (Kem) Trị Sẹo Thâm Cho Bé, Xóa Sẹo Dai Dẳng

Dù trông nom kỹ nhưng bố mẹ vẫn khó tránh việc con té ngã để lại sẹo khắp người. Hình ảnh chân tay bé thâm sẹo dai dẳng trở thành ám ảnh của phụ huynh. Vậy thì hãy nhanh chóng tham khảo về kem trị sẹo trị thâm cho bé qua bài viết bên dưới nhé! 

1. Nguyên nhân bé bị sẹo thâm 

Trẻ em hiếu động, thường nô đùa, chạy giỡn nên rất hay có sẹo ở chân tay. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến sẹo ở bé đó là: 

  • Muỗi đốt: Thông thường, da trẻ dễ bị kích ứng với nước bọt của muỗi nên vết đốt sưng tấy đỏ, gây ngứa ngáy. Vòi tiêm của muỗi còn chứa nhiều vi khuẩn dơ từ môi trường khiến vết cắn nóng rát, khó chịu. Sau khi tróc mài, vết sẹo muỗi đốt thường có viền nâu, màu trắng nhạt hơn da lân cận. Trẻ còn nhỏ, da thịt thơm nên rất hút muỗi. Điều này khiến sẹo muỗi đốt cứ ngày một nhiều hơn, nhất là ở chân tay bé. 

 

  • Trầy xước: Sẹo trầy xước có thể do va quẹt hoặc do trẻ nhỏ ngứa ngáy và gãi mạnh làm tróc da. Với vết xước không sâu, bé sẽ không bị chảy máu nhưng bề mặt da bị tác động vẫn đóng mài. Vệt mài đen bong ra thường để lại một đường sẹo mờ, mảnh và dài bằng vết thương. Sẹo trầy xước có thể phẳng hoặc lồi tùy cơ địa và cách giữ gìn. 
  • Bỏng bô: Đây là lý do bị sẹo thâm khá phổ biến ở trẻ và mức độ cũng vô cùng nghiêm trọng. Ở tuổi nghịch ngợm, tò mò của trẻ, sự vô ý của phụ huynh rất dễ dẫn đến bé bị bỏng bô xe. Với nhiệt độ cao, da thường tổn thương tương đối sâu. Sẹo do bỏng bô có kích thước lớn và thâm nhiều nên đặc biệt khó trị, dai dẳng. 
  • Côn trùng cắn: Tương tự muỗi đốt, côn trùng cắn và tiết dịch vào da sẽ khiến trẻ bị sưng đỏ, căng tức. Một số loại côn trùng như ong, rệp, kiến ba khoang…sẽ gây tổn thương nặng hơn nhiều so với muỗi. Nếu không xử lý đúng cách, vết cắn sẽ thành sẹo thâm, thậm chí nhiễm trùng da. 

Tóm lại, cấu trúc da của trẻ dưới 12 tuổi vẫn còn rất yếu ớt, chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì thế, bề mặt da rất dễ tổn thương, va quẹt nhẹ cũng đủ gây trầy xước và thành sẹo. Trẻ nhỏ lại chưa có đủ nhận thức để tự giữ gìn, chăm sóc vết thương hoặc sẹo. Đó là lý do sẹo ở trẻ em rất khó dứt điểm, thậm chí dễ viêm nhiễm do thói quen dùng tay gãi mạnh. 

2. Cách chọn gel trị sẹo thâm cho bé 

Với các nguyên do trên, tuy chưa đe dọa tính mạng nhưng sẹo thâm vẫn tác động nhiều đến trẻ trên nhiều phương diện. Điển hình, sẹo thâm khắp chân tay sẽ ảnh hưởng ngoại hình của bé. Về sau này, trẻ muốn trị sẹo cũng trở nên khó khăn vì đã cách quá lâu. Do đó, phụ huynh cần chủ động giúp trẻ xóa bỏ những sẹo thâm dai dẳng này. 

 

Tuy nhiên, việc điều trị sẹo ở trẻ cần phải thận trọng hơn hết. Bởi lẽ, da trẻ còn quá mỏng manh nên không phải biện pháp nào cũng phù hợp. Để đảm bảo an toàn cho bé, gel trị sẹo có thể xem là lựa chọn tối ưu nhất.  Vậy thì dựa vào đâu để chọn được kem trị sẹo thâm cho bé? 

  • Nguồn gốc sản phẩm 

Bất kể sản phẩm y khoa nào cũng cần lưu ý nguồn gốc xuất xứ. Nếu sử dụng cho bé, bố mẹ nên chọn mua các thương hiệu uy tín, lâu đời và có phân phối tại các hiệu thuốc lớn. 

  • Tính an toàn, lành tính 

An toàn cho bé luôn là yếu tố tiên quyết đối với mọi ông bố bà mẹ. Với kem trị sẹo, phụ huynh nên ưu tiên bảng thành phần tự nhiên, ít hương liệu. Sản phẩm chứa nhiều Vitamin như C, E, A… sẽ dễ thích nghi hơn cho da nhạy cảm của trẻ.  

  • Độ thẩm thấu 

Đây là khía cạnh ít được chú ý tới nhưng lại góp phần quan trọng trong việc trị sẹo. Thuốc trị sẹo cho bé cũng chia thành 2 loại cơ bản: gel hoặc kem. Chưa xét đến công dụng, kem trị sẹo thâm cho bé thường ít được ưa chuộng hơn dạng gel. Bởi vì, gel sẽ có độ thẩm thấu tốt, khô nhanh, giúp việc bôi thuốc cho con dễ dàng hơn. 

 

Được phát triển dựa trên 3 tiêu chí trên, Dermatix® Ultra Kids dùng được cho trẻ từ 3 tháng tuổi hiện đang là gel trị sẹo được nhiều bố mẹ tin dùng. Gel Dermatix® Ultra Kids với lớp màng silicone gel theo công nghệ CPX thẩm thấu sâu và nhanh khô sẽ tránh được tình trạng trẻ lỡ nuốt phải. Ngoài ra, gel hoàn toàn trong suốt và không mùi nên hạn chế vấy bẩn, ám mùi quần áo bé. Dẫn xuất Vitamin C Ester có khả năng làm sáng đều vùng da và độ pH trung tính không lo gây kích ứng. Bên cạnh đó, Vitamin C còn tăng cường bảo vệ da trước tia UVA/UVB ngăn ngừa thâm sẹo tái diễn.  

3. Điều trị sẹo cho bé cần lưu ý gì? 

Ngoài đặc tính sản phẩm thì cách chăm sóc cũng góp phần không nhỏ trong việc điều trị sẹo. Để bé nhà nhanh chóng loại bỏ sẹo thâm dai dẳng, bố mẹ cần lưu ý: 

  • Điều trị càng sớm càng tốt. Vì nếu ngay từ bé, da đã bị tổn thương và hỏng cấu trúc da thì vết sẹo sau này sẽ khó phai hơn. Theo thời gian, sẹo vẫn mờ dần nhưng không mất hẳn. 
  • Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc ánh nắng mặt trời vì sẽ khiến tình trạng sẹo thâm tệ đi. Khi cần ra ngoài, hãy sử dụng gel trị sẹo thâm cho bé kết hợp cùng kem chống nắng. 
  • Lập chế độ dinh dưỡng, kiêng cử cụ thể cho trẻ để hỗ trợ việc điều trị bằng gel trị sẹo. 
  • Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo sạch cho trẻ nhằm giữ vệ sinh cho trẻ và vết sẹo. Đồng thời, giảm thiểu việc trẻ bị ngứa gãi hay muỗi đốt. 

Thực chất, sẹo thâm ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm nhưng đòi hỏi bố mẹ phải nhẫn nại chữa trị cùng con. Những mẹo chăm sóc tưởng chừng đơn giản nhưng đều giúp ích giữ gìn ngoại hình sau này cho bé. Hãy cùng Dermatix chủ động tìm hiểu thêm về các loại sẹo và cách khắc phục kịp thời bạn nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.