Người bệnh tiểu đường thường phải lưu tâm rất nhiều đến vấn đề chăm sóc sức khỏe, nhất là khi bị thương. Do đặc thù bệnh trạng nên vết thương của họ thường lâu lành và dễ viêm nhiễm hơn. Hãy cùng chuyên gia trị thương tìm hiểu cách chăm sóc vết thương hở cho người tiểu đường để biết cách ứng phó trong trường hợp cần thiết nhé.
Tại sao vết thương hở ở người bệnh tiểu đường thường lâu lành?
Trong cuộc sống, chúng ta rất khó tránh khỏi những lúc va chạm làm cơ thể bị thương. Chúng có thể là vết thương hở ngoài da hoặc các vết thương kín (bong gân, nứt gãy xương,…). Đối với người bình thường, nếu điều trị đúng cách thì vết thương sẽ nhanh chóng lành lại.
Nhưng với người bệnh tiểu đường, các vết thương hở cần được quan tâm chăm sóc cẩn trọng hơn. Bởi những người có bệnh lý này thường khó lành vết thương hơn.
Nguyên nhân đầu tiên khiến vết thương lâu lành chính là khả năng nhận dinh dưỡng và oxy. Tế bào bị suy giảm do nồng độ glucose trong máu quá cao. Do đó, việc tái tạo tế bào sẽ chậm hơn.
Nguyên nhân thứ hai là sự lưu thông tuần hoàn máu của người tiểu đường kém hơn người bình thường. Các tế bào không được nuôi dưỡng nên quá trình phục hồi cũng lâu hơn. Các vấn đề viêm nhiễm cũng kéo dài và cần điều trị kỹ hơn.
Nguyên nhân kế tiếp chính là cơ thể người bệnh tiểu đường còn tiết ra một số loại enzym, hormon gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch. Điều này khiến cơ thể giảm khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Đây cũng là yếu tố khiến các vết thương hở lâu hồi phục và dễ bị viêm.
Nguyên nhân cuối cùng phải nói đến chính là khả năng cảm nhận vết thương không rõ ràng. Theo một số tài liệu nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị tiểu đường hay gặp vấn đề với hệ thống thần kinh. Điều này làm người bệnh ít khi thấy đau và không nhận ra mức độ nặng nhẹ của vết thương. Chính điều này đã ảnh hưởng đến việc sơ cứu và điều trị vết thương đúng cách trong giai đoạn đầu. Đến khi vết thương hở bắt đầu chuyển biến xấu thì việc chữa trị sẽ tốn thời gian hơn.
3 mức độ vết thương ở người bị tiểu đường
Việc phát hiện vết thương, nắm được tình trạng và cấp độ bị thương là yếu tố quan trọng giúp chăm sóc vết thương đúng cách và nhanh khỏi. Ở người tiểu đường, các mức độ vết thương càng phải phân cấp rõ ràng để việc theo dõi và điều dưỡng phù hợp với từng giai đoạn.
Mức độ vết thương của người tiểu đường sẽ có 3 cấp như sau:
- Cấp độ 0: Vết thương nông và không có tổn thương loét.
- Cấp độ 1: Vết thương xuất hiện vết loét nông nhưng chưa tổn thương đến các mô như dây chằng, bao khớp, cơ xương.
- Cấp độ 2: Vết loét bắt đầu ăn sâu đến dây chằng hoặc bao khớp.
- Cấp độ 3: Vết loét sâu và lan vào tận xương khớp.
Nếu xét theo mức độ nhiễm trùng, thiếu máu thì có thể chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn A: Vết thương sạch, chưa có biểu hiện nhiễm trùng.
- Giai đoạn B: vết thương đã hình thành các ổ viêm, nhiễm trùng.
- Giai đoạn C: Vết thương có tình trạng bị thiếu máu.
- Giai đoạn D: Vết thương xuất hiện cả hai triệu chứng bị nhiễm trùng và thiếu máu.
Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở theo từng trường hợp
Ở mỗi cấp độ vết thương của người tiểu đường sẽ có cách điều trị và chăm sóc vết thương hở khác nhau. Đây là yếu tố cấp thiết giúp người bệnh nhanh hồi phục và ngăn chặn các biến chứng xấu tiếp theo xảy ra.
1. Trường hợp vết thương chưa bị nhiễm trùng
Với vết thương hở còn mới, chưa có tình trạng viêm nhiễm thì chỉ cần chăm sóc đủ các bước sau sẽ có thể khỏi trong thời gian ngắn.
- Bước 1: Cần làm sạch vết thương với nước muối sinh lý hoặc nước sạch. Chúng ta có thể dùng cồn iod, nhưng nên pha loãng trước khi dùng. Vài người có thói quen sát trùng bằng oxy già. Tuy nhiên, mức độ vết thương lúc này là chưa cần thiết dùng đến. Hơn nữa, tính sát khuẩn của oxy già rất mạnh có thể gây tổn thương tới các tế bào còn khỏe mạnh xung quanh vết thương.
- Bước 2: Thoa thuốc mỡ sát trùng hoặc các dòng thuốc đặc trị thương. Việc sử dụng loại thuốc cũng như liều lượng có thể tham khảo tư vấn của y dược sĩ.
- Bước 3: Băng vết thương. Sử dụng băng keo cá nhân đối với các vết thương nôn và miệng vết thương nhỏ. Còn diện tích vết thương lớn thì cần dùng băng gạc.
- Bước 4: Nên thay băng vết thương ít nhất 2 lần trong ngày. Nếu băng bị bẩn hoặc ẩm ước thì cũng nên thay. Chỉ quấn băng siết vừa đủ và không quá dày để vết thương thoáng khí và không bị tắc nghẽn lưu thông máu.
2. Trường hợp vết thương bị nhiễm trùng
Vết thương hở của người tiểu đường nếu bị nhiễm trùng thì rất nguy hiểm. Chúng ta cần đến bệnh viện để thăm khám. Vết thương sẽ được các chuyên viên y tế loại bỏ dịch và mủ. Sau khi ổn định, người bị thương có thể được chỉ định tiếp tục điều trị và theo dõi vết thương tại nhà.
Lúc này, chúng ta cần tuân thủ đúng những hướng dẫn về thay băng và rửa vết thương hàng ngày. Cần chú ý giữ vệ sinh cho lớp băng gạc và giữ cho vết thương khô ráo. Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân tiểu đường bị thương dùng thêm các thuốc kháng sinh. Do đó, người bị thương phải uống thuốc đúng giờ và đủ liều. Nếu muốn dùng kem trị thương để thoa hỗ trợ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Giải pháp hỗ trợ nhanh lành vết thương hở ở người bệnh tiểu đường
Ngoài việc chăm sóc vết thương hở đúng theo chỉ dẫn, hiện nay người bệnh tiểu đường đã có gel trị thương đặc trị Dermatix® Wound Care. Đây là sản phẩm chữa lành vết thương tiên tiến được chứng minh lâm sàng giúp chăm sóc vết thương trong môi trường ẩm.
Trải qua nhiều kiểm chứng lâm sàng, sản phẩm cho thấy có tác dụng tích cực cho các vết thương mạn tính, bao gồm cả vết thương của người bệnh đái tháo đường. Gần như 100% bác sĩ đánh giá cao độ dung nạp của gel với da. Không có rủi ro hay phản ứng có hại nào được ghi nhận trong quá trình sử dụng.
Tìm hiểu thành phần Dermatix® Wound Care
Thành phần độc đáo Carbomer Intelligent Hydrogel có độ linh hoạt cao. Với các vết thương khô (ví dụ: vết bỏng, trầy xước): Hydrated Polymer – Polyme ngậm nước giải phóng nước vào vết thương để tăng độ ẩm, tạo ra môi trường chữa lành tối ưu. Với các vết thương ướt (ví dụ: lở loét, vết loét tì đè): Dehydrated Polymer – Polyme khử nước hút nước từ vết thương để giảm độ ẩm, tạo ra môi trường chữa lành tối ưu. Nhờ đó, duy trì được điều kiện lý tưởng nhất để liền thương.
Đặc biệt, gel Wound Care còn chứa hoạt chất dưỡng ẩm và làm dịu da. Đó là lý do có đến 79% người dùng cảm thấy vết thương được làm mát da tức thì. Nhờ vậy cảm giác đau đớn cũng mau chóng được loại bỏ.
Cách chăm sóc vết thương hở với Dermatix® Wound Care
Cách chăm sóc vết thương hở cho người tiểu đường bằng Dermatix® Wound Care cũng vô cùng đơn giản. Sau khi làm sạch vết thương, người bệnh có thể bôi một lớp khoảng 0.5-0.75mm. Tốt nhất nên đều đặn dùng 2 ngày/lần cho đến khi vết thương lành hẳn. Trường hợp vết thương bị nhiễm trùng thì không thể bôi thuốc ngay mà hãy thăm khám bác sĩ. Các ổ viêm cần được loại bỏ thì mới bắt đầu dùng được.
Qua đây, ta thấy việc chăm sóc vết thương hở cho người tiểu đường phải thật thận trọng. Người bệnh tiểu đường khi bị thương sẽ cần kiên trì vì vết thương lâu lành hơn thông thường. Nhưng từ giờ có thể an tâm vì đã có chuyên gia trị thương Dermatix đồng hành cùng bạn nhé!