Liệu có thể chăm sóc vết thương hở tại nhà?

Các vết thương hở đòi hỏi phải xử lý kỹ càng để tránh nhiễm trùng và chậm phục hồi. Đó là lý do ta cần có kiến thức về sơ cứu và chăm sóc vết thương hở đúng cách. Hãy cùng chuyên gia trị thương tìm hiểu giải pháp chăm sóc vết thương hở tại nhà sao cho an toàn và chuẩn y khoa nhé. 

1 – Tìm hiểu các loại vết thương   

Đa số khi gặp sự cố làm cơ thể bị thương thì rất hoang mang. Nhất là khi thấy vết thương chảy máu. Chúng ta sợ hãi và lúng túng không biết phải làm gì trước tiên để giúp cho bản thân hay người nhà. Đó là vì chúng ta chưa được trang bị những kiến thức bài bản về chăm sóc vết thương.  

Do đó, để giữ vững tâm lý và biết quy trình chăm sóc vết thương hở, trước tiên nên hiểu sơ lược về tính chất của các loại vết thương. Từ đó, chúng ta sẽ biết nên áp dụng phương pháp điều trị nào, có nên bôi thuốc trị thương không?  

Trong đời sống, có rất nhiều dạng bị thương như: đứt tay, trầy xước da, lở loét da, vết bỏng, gãy tay, bong gân,…Nhưng nhìn chung, các dạng vết thương này chỉ thuộc hai nhóm chính. Đó là vết thương kín và vết thương hở. 

1.1. Nhóm vết thương kín 

Vết thương kín là những tổn thương mô hay máu tụ dưới da do va đập mạnh. Những chấn thương này có thể gây nứt gãy xương, bong gân, tụ máu bầm. Bên ngoài lớp biểu bì quan sát thấy các mảng đỏ, bầm tím hoặc xanh và sưng,…Nếu nhẹ có thể điều trị bằng xoa bóp rượu thuốc, uống thuốc tan máu bầm. Trường hợp nặng cần đến bệnh viện để điều trị đúng cách. 

1.2. Nhóm vết thương hở 

Vết thương hở là vết thương gây rách da và làm lộ các mô bên trong ra ngoài. Các vết thương này thường chảy máu. Tùy vào vùng da bị thương dày hay mỏng, đặc trưng của vật gây thương tích và mức độ lực va chạm mà miệng vết thương có độ rộng hẹp và nông sâu khác nhau.  

Nếu vết thương hở không quá sâu, chảy máu ít và cầm máu được thì có thể chăm sóc sơ cứu và theo dõi tại nhà. Đối với các vết thương hở rộng, vết cắt sâu, máu chảy nhiều và khó cầm máu thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. 

Nếu chăm sóc vết thương hở sơ sài, không nhận diện đúng tình trạng vết thương sẽ gây cản trở quá trình hồi phục. Bề mặt vết thương không được vệ sinh và bôi thuốc trị thương có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây mưng mủ, chảy nước vàng. Trường hợp xấu hơn, vết thương có thể lở loét, lan rộng và nhiễm trùng. 

2 – Vết thương nào chăm sóc được tại nhà?   

Chúng ta thường có thói quen tự trị thương tại nhà vì ngại phiền phức và sợ tốn kém. Nhưng chỉ số ít các vết thương hở thuộc dạng đơn giản mới nên chăm sóc tại nhà. Vậy các vết thương hở nào có thể chăm sóc tại gia? 

2.1. Vết trầy xước 

Nguyên nhân gây ra do va quẹt với bề mặt cứng và thô ráp. Đặc thù của vết thương này là xuất hiện các vùng xa bị bong và rách nhẹ. Xung quanh vết thương có rướm máu. Vùng da xước có thể rộng nhưng thường không sâu. 

Chăm sóc vết thương hở do trầy xước trước hết cần làm sạch vùng bị thương với nước sạch. Kế đến, tiến hành sát trùng. Chúng ta nên dùng băng gạc thấm dung dịch sát khuẩn để làm sạch bề mặt và xung quanh nơi bị thương. Sau đó, dùng thuốc trị thương để thoa lên da. Cuối cùng, dùng băng keo cá nhân hoặc băng gạc để bao bên ngoài vết thương. Điều này giúp vi khuẩn không thể xâm nhập vào bên trong. 

2.2. Vết bỏng  

Đối với vết bỏng mảng nhỏ (thuộc mức độ 1) thì có thể chăm sóc tại nhà bằng thuốc trị thương và thuốc mỡ. Trước hết, chúng ta cần giảm nhiệt cho nơi bị bỏng bằng cách để vùng bị thương dưới vòi nước sạch. Sau 15-20 phút thì dùng băng sạch lau khô nhẹ nhàng. Tiếp theo, bôi thuốc trị bỏng vào và giữ cho vùng da đó khô ráo. Chú ý không để vết thương cọ xát tránh làm lớp da bong ra. 

2.3. Vết cắt/phẫu thuật 

Đây là vết thương hở có tính đặc thù về chuyên môn y khoa. Do đó, chúng ta nên để các y bác sĩ xử lý khâu miệng vết thương kỹ càng. Đến khi tình trạng vết thương ổn định thì có thể tự điều trị thêm tại nhà theo hướng dẫn.  

Khi chăm sóc vết thương hở hậu phẫu ở nhà, chúng ta cần tuân theo hướng dẫn về cách rửa vết thương và thay băng hàng ngày của bác sĩ. Chú ý nên thoa các loại thuốc đặc trị thương sẽ giúp mô da nhanh chóng liền lạc và có khả năng giảm sẹo. 

3 – Xử lý vết thương bằng Dermatix® Wound Care  

Về cơ bản, quy trình xử lý vết thương hở cũng sẽ quy về các bước chung phổ biến:  

  • Bước 1: Trấn an tâm lý người bị thương, xem xét và nhận dạng loại vết thương. 
  • Bước 2: Đối với vết thương hở, cần nhanh chóng sơ cứu ban đầu. Trước hết, chúng ta nên rửa vết thương sơ qua vết nước sạch. Kế đến, dùng dung dịch sát trùng để làm sạch vùng da bị thương. Đối với vết thương đang chảy máu thì nâng cao vị trí bị thương, dùng băng gạc ấn giữ để ngăn máu tiếp tục chảy.  
  • Bước 3: Sau khi tiến hành sơ cứu ban đầu, nếu vết thương ổn thì có thể tự điều dưỡng ở nhà. Trường hợp mức độ thương tổn nặng, máu chảy nhiều, người bị thương cảm thấy đau đớn bất thường thì nên đưa ngay đến trung tâm y tế. Lúc này, các y bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Chăm sóc vết thương hở bằng Dermatix® Wound Care sẽ được áp dụng sau khi làm sạch và cầm máu vết thương.  Không nên nhầm lẫn các bước vì gel Dermatix® Wound Care sẽ không phải là thuốc sát trùng. Vai trò chính của gel Wound Care sẽ là chăm sóc và ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng. 

Nhờ có Hydrogel linh hoạt có thể hoạt động luân phiên 2 cơ chế: 

  • Hydrated Polymer – Polyme ngậm nước giải phóng nước vào vết thương để tăng độ ẩm, tạo ra môi trường chữa lành tối ưu.  
  • Dehydrated Polymer – Polyme khử nước hút nước từ vết thương để giảm độ ẩm, tạo ra môi trường chữa lành tối ưu. 

Ngoài ra, thành phần còn chứa Carnosine có khả năng thúc đẩy mô và mạch máu mới phát triển. Qua đó sẽ tăng tốc quá trình chữa lành vết thương. Emollients sẽ giữ ẩm và làm mềm da, giúp da không bị khô. Nhờ vậy khi bôi Dermatix® Wound Care sẽ dễ chịu vết thương, giảm đau và ngứa ngáy. 

 

Đặc biệt Dermatix® Wound Care được cam kết không chứa paraben. Do đó, Dermatix® Wound Care vô cùng lành tính, an toàn cho mọi loại da. Qua kiểm chứng lâm sàng, gần như 100% bác sĩ hài lòng về độ dung nạp của sản phẩm. Không có rủi ro hay phản ứng có hại nào được ghi nhận trong quá trình sử dụng. 

Vậy nên bạn có thể an tâm mỗi ngày thoa một lớp dày khoảng 0.5-0.75mm. Sau đó băng gạc kín để gel Wound Care xử lý vết thương một cách toàn diện nhất. Lưu ý, nên quấn băng dày vừa phải để thoáng khí. Không nên quấn quá chặt sẽ cản trở lưu thông máu. Sử dụng đến khi vết thương lên mài thì có thể giảm tần suất bôi thuốc Dermatix® Wound Care. Lúc này, chúng ta nên chuyển qua dùng Dermatix® Ultra để trị sẹo. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.