Vết Thương Hở Nên Ăn Gì? Bổ Sung Nhóm Chất Nào?

Trong quá trình chữa lành vết thương hở, một yếu tố quan trọng không thể thiếu là chế độ dinh dưỡng. Chúng cung cấp các chất cho cơ thể tái tạo tế bào mới để phục hồi. Vậy vết thương hở nên ăn gì, cần bổ sung nhóm chất nào? Cùng chuyên gia tìm hiểu qua bài viết sau.  

Vai trò của dinh dưỡng trong quá trình lành thương  

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình lành thương. Dưỡng chất từ thực phẩm không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn phục hồi và tái tạo các tế bào, mô. Một số vai trò của dinh dưỡng trong quá trình lành thương biểu hiện rõ ràng như: 

  • Cung cấp dưỡng chất tái tạo tế bào và mô: Protein, carbohydrate và chất béo là những dưỡng chất cần thiết để tạo ra và tái tạo tế bào mới. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng collagen và mô mới. Carbohydrate cung cấp năng lượng cho quá trình phục hồi. Chất béo hỗ trợ quá trình hấp thụ dưỡng chất và cải thiện cấu trúc tế bào. 
  • Tăng cường quá trình phục hồi: Các vitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng trong quá trình lành thương. Vitamin C và vitamin A tham gia vào quá trình làm tăng sản xuất collagen, giúp tạo mô mới và tái tạo da. Trong khi đó, kẽm và selen sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi. 
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu để duy trì sự hoạt động của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng.  
  • Tăng sức đề kháng: Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời giúp chống lại các tác nhân gây hại và tăng khả năng phục hồi sau chấn thương. 

Vết thương hở nên ăn gì? Các nhóm chất cần bổ sung  

Thực tế, chúng ta có vô vàn các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Tuy nhiên không phải nhóm chất nào cũng cần thiết bổ sung khi bị vết thương hở. Nếu hấp thụ bừa bãi các chất, chúng ta có thể ảnh hưởng hoặc cản trở việc liền thương. Vì vậy hãy ghi nhớ một vài nhóm chất cơ bản tốt có thể bổ sung sau: 

1. Protein 

Protein là một thành phần cơ bản trong quá trình tái tạo và sửa chữa các tế bào và mô trong cơ thể, bao gồm cả da. Protein cung cấp các amino acid giúp tái tạo và xây dựng lại cấu trúc tế bào da. Đặc biệt, collagen là một loại protein góp phần tạo nên cấu trúc và độ đàn hồi cho da. Khi cơ thể thiếu protein, quá trình tái tạo, làm lành vết thương có thể bị chậm lại.  

Các nguồn protein chất lượng bao gồm: 

  • Trứng 
  • Ức gà 
  • Thịt bò nạc 
  • Hạnh nhân 
  • Yến mạch 
  • Sữa 
  • Bông cải xanh 
  • … 

2. Vitamin C 

Vitamin C tham gia vào tổng hợp collagen, đóng vai trò quan trọng để làm lành vết thương hở. Collagen là thành phần quan trọng giúp da có độ đàn hồi và cơ tạo cấu trúc cho các mô và mạch máu. Khi cơ thể chúng ta thiếu hụt vitamin C, quá trình tổng hợp collagen bị ảnh hưởng. Vì vậy sẽ làm chậm quá trình tái tạo mô da và lành vết thương. Ngược lại, cung cấp đủ vitamin C sẽ có nguyên liệu để sản xuất collagen.  

Ngoài việc tham gia vào tổng hợp collagen, vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mạch máu mới. Mạch máu mới giúp cung cấp dưỡng chất và oxy cho vùng vết thương, làm tăng tốc độ quá trình tái tạo tế bào và phục hồi mô.  

Vậy vết thương hở nên ăn gì để bổ sung Vitamin C? Vitamin C có nhiều trong: 

  • Ổi 
  • Cam 
  • Chanh 
  • Kiwi 
  • Ớt sừng 
  • Nho đen 
  • Mùi tây 
  • Cải bó xôi 
  • Cải xoăn 
  • Bông cải xanh 
  • Vải thiều 
  • Đu đủ 
  • Dâu tây 
  • …  

3. Vitamin A 

Viêm là một phản ứng bình thường của cơ thể tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phục hồi và tái tạo mô. Vitamin A sẽ tham gia vào quá trình điều chỉnh và tăng cường phản ứng viêm, giúp cơ thể tập trung nguồn tài nguyên để xử lý vết thương. 

Hơn nữa, vitamin A còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen. Collagen là một protein có vai trò chính tạo sự đàn hồi và cấu trúc cho da. Việc cung cấp đủ vitamin A sẽ kích thích quá trình tổng hợp collagen, giúp vết thương nhanh lành.  

Chúng ta có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn hàng ngày như: 

  • Gan bò 
  • Cà rốt 
  • Khoai lang 
  • Rau bina 
  • Bông cải xanh 
  • Ớt chuông 
  • Xoài 
  • Dưa lưới 
  • Cà chua 
  • …  

4. Sắt 

Khi cơ thể có vết thương hở, quá trình làm lành cần lượng lớn năng lượng và tài nguyên, trong đó có sắt. Sắt là một thành phần cơ bản trong hồng cầu, cung cấp oxy từ phổi đến các tế bào vết thương. Ngoài việc cung cấp oxy, sắt còn là một thành phần chính trong các enzyme và protein giúp phục hồi và tái tạo mô. Hơn nữa sắt còn giúp tổng hợp collagen làm cho da đàn hồi, giúp vết thương nhanh lành.  

Sau đây là các loại thực phẩm giàu sắt, tốt cho việc làm lành vết thương hở: 

  • Thịt đỏ 
  • Các loại đậu 
  • Rau bina 
  • Bí ngô 
  • Bông cải xanh 
  • Đậu phụ 
  • Socola đen 
  • … 

5. Kẽm 

Dù chỉ có một lượng vi chất nhỏ trong cơ thể nhưng vai trò của kẽm giúp làm lành vết thương không hề nhỏ. Một trong những chức năng chính của kẽm là tham gia vào quá trình tổng hợp protein và collagen tái tạo tế bào. Vì thế khi cơ thể thiếu kẽm, quá trình tổng hợp protein và collagen sẽ bị tác động. Điều này dẫn đến tốc độ chữa lành chậm hơn và độ bền của vết thương giảm đi.  

Do cơ thể không lưu trữ kẽm, nên chúng ta phải bổ sung mỗi ngày qua các thực phẩm: 

  • Thịt 
  • Các loại hạt 
  • Cây họ đậu 
  • Trứng 
  • Sữa 
  • Ngũ cốc nguyên hạt 
  • Socola  
  • Rau xanh 
  • …  

6. Chất béo 

Chất béo được chia làm chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo tốt gồm có chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa. Cả 2 chất béo này đều cung cấp nhiên liệu quan trọng cho cơ thể để vết thương mau lành. Chất béo cung cấp năng lượng, giúp cơ thể tiết kiệm protein để dùng cho việc tái tạo mô.  

Nếu chất béo tốt giúp đẩy nhanh hiệu quả lành thương thì chất béo xấu sẽ làm tăng cholesterol xấu (LDL), có hại cho cơ thể. Vậy nên khi tìm hiểu vết thương hở nên ăn gì để bổ sung chất béo chúng ta cần tránh nhầm lẫn 2 loại chất béo này 

Một số thực phẩm có chứa chất béo tốt giàu Omega-3, Omega-6 giúp nhanh lành vết thương hở là: 

  • Quả bơ 
  • Hạt cải 
  • Dầu oliu 
  • Dầu dừa 
  • Thịt nạc 
  • Đậu phộng 
  • Hạt chia 
  • Trứng 
  • … 

7. L-Arginine 

L-Arginine một loại axit amin có khả năng tương tác giúp vết thương hở nhanh lành. Trong giai đoạn chữa lành, cơ thể cần nhiều protein hơn để xây dựng và sửa chữa các cấu trúc mô bị tổn thương. Lúc này, L-Arginine giúp cơ thể tập trung nguồn lực tái tạo các cấu trúc tế bào.  

Một khía cạnh quan trọng khác của L-Arginine là sự tham gia vào việc tổng hợp collagen. Collagen giúp cải thiện sự đàn hồi và độ bền của vết thương. Đồng thời, L-Arginine còn duy trì sức mạnh và sự ổn định của các cơ vùng xung quanh vùng vết thương.  

Vì là một amino acid để tổng hợp protein nên L-Arginine thường xuất hiện trong các thực phẩm giàu protein như: thịt đỏ, thịt gà, sữa, ngũ cốc nguyên hạt,… 

Thúc đẩy lành vết thương hở với Dermatix® Wound Care 

Dinh dưỡng góp phần không nhỏ đến hiệu quả lành thương. Tuy nhiên, chúng thường tác động chậm nên nếu chỉ chăm sóc vết thương bởi chế độ ăn uống thì sẽ lâu lành. Trong quá trình dưỡng thương, bạn có thể tham khảo thêm gel trị thương Dermatix® Wound Care – Giải pháp hỗ trợ chữa lành vết thương đã được được chứng minh lâm sàng. 

Dermatix® Wound Care với bảng thành phần tiên tiến đã mang đến nhiều công dụng vượt bậc so với phương pháp trị thương cũ: 

  • Carbomer Intelligent Hydrogel được biết đến như một loại Hydrogel thông minh. Thành phần này có khả năng cân bằng độ ẩm và tạo ra môi trường chữa lành lý tưởng cho mọi loại vết thương. Hydrogel là một dạng gel chứa các phân tử nước và polyme. Loại gel này có khả năng hấp thụ và giữ lại lượng lớn nước và duy trì tính toàn vẹn về cấu trúc.  
  • Carnosine là một protein thúc đẩy sự phát triển của mô và tái tạo mạch máu mới. Quá trình phân hủy của Carnosine sẽ tạo thành histidine và alanine. Đây là 2 axit amin quan trọng tham gia vào việc sản sinh collagen cho mô da. Đồng thời, tính chất chống oxy hóa tự nhiên của Carnosine còn giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động tổn hại của gốc tự do. 
  • Emollients bao gồm cetearyl ethylhexanoate, isopropyl myristate, stearyl heptanoate và stearyl caprylate. Đây đều là những chất làm dịu và mềm da trong quá trình trị thương. Khi vết thương bắt đầu khép miệng, lớp da trên cùng thường mất đi độ ẩm, dẫn đến tình trạng khô da và tạo ra những khoảng trống giữa các tế bào sừng. Lúc này emollient sẽ lấp đầy những khoảng trống bằng chất béo, giúp vết thương mềm mịn. 
  • Đặc biệt, gel Dermatix® Wound Care được cam kết không chứa Parapen. Bởi đây là chất gây hại có thể gây kích ứng da, nhất là vùng da bị thương.  

Cách sử dụng Dermatix® Wound Care cũng khá đơn giản:  

  • Rửa sạch tay và vùng vết thương bằng xà phòng và nước ấm.  
  • Sử dụng dung dịch khử trùng để làm sạch vết thương và vùng xung quanh. 
  • Lau khô vùng vết thương cẩn thận bằng gạc sạch. 
  • Sử dụng gel Dermatix® Wound Care một lượng vừa đủ (độ dày khoảng 0,5-0,75 cm) để che phủ toàn bộ vết thương. 
  • Băng kín vết thương với băng gạc để tránh nhiễm khuẩn. 
  • Bôi gel và thay băng ít nhất mỗi lần hàng ngày hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. 

Trong quá trình sử dụng Dermatix trị thương chúng ta cũng cần phải lưu ý những điều sau: 

  • Không sử dụng trên mặt, môi, mắt, mí mắt hoặc niêm mạc 
  • Không sử dụng trên vết thương tiết nhiều dịch và bị nhiễm trùng 
  • Không dùng Dermatix® Wound Care để khử trùng vết thương 
  • Không phù hợp với vết thương lớn hơn 20 cm² 
  • Sử dụng cho đến khi vết thương khô và lên mài 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ cho các trường hợp đặc biệt, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. 

Kết hợp những hiểu biết trên và giải pháp chữa lành thương an toàn với Dermatix® Wound Care sẽ giúp vết thương sớm có những tiến triển tốt. Hãy cố gắng duy trì những thói quen tốt và chế độ ăn lành mạnh, việc còn lại Dermatix® Wound Care sẽ hỗ trợ bạn để khi vết thương lành lặn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.