Vết Thương Hở Kiêng Ăn Gì Để Nhanh Lành?

Vết thương hở kiêng ăn gì là trăn trở của nhiều người khi không may bị thương. Tuy nhiên không thể nóng vội trong quá trình liền thương của cơ thể được. Hãy cùng chuyên gia trị thương lên “kế hoạch” thực đơn theo chuẩn y khoa để hỗ trợ vết thương nhanh lành bạn nhé! 

1. Bị vết thương hở kiêng ăn gì?  

Đối với vết thương hở do bị cắt, va chạm mạnh, bỏng, ngã trầy xước, hậu phẫu thuật,…, việc lựa chọn thực phẩm rất đáng quan tâm. Chọn đúng đồ ăn sẽ tránh nguy cơ trở nặng hơn.  

1.1. Thực phẩm có làm lượng đường cao  

Collagen là một loại protein cấu thành chủ yếu của da, mô liên kết và mạch máu. Chúng chịu trách nhiệm tạo nên cấu trúc và độ đàn hồi của da. Đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi của vết thương. Vì thế khi bị thương, cơ thể cần sản sinh collagen để tái tạo các mô tổn thương.  

Cơ thể chúng ta có khả năng biến đổi đường thành các hợp chất cần thiết cho quá trình tạo collagen. Khi mức đường trong máu tăng cao và có thể gây ra sự tổn thương đến các mạch máu nhỏ. Điều này có thể làm suy yếu quá trình tạo mới collagen và làm chậm quá trình lành thương.  

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều đường còn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nhiễm trùng có môi trường thích hợp để phát triển. Từ đó gây trở ngại cho quá trình lành vết thương. 

1.2. Sữa tách kem  

Khi hỏi vết thương hở kiêng ăn gì, ít ai nghĩ sẽ phải ngừng dùng sữa tách kem. Thực tế, thực phẩm này ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất ra insulin. Đây là chất thúc đẩy quá trình viêm nặng hơn, hình thành máu đông, dẫn tới bị sẹo.  

1.3. Thịt chó  

Thịt chó vốn giàu đạm, nếu ăn vào sẽ khiến quá trình liền da lâu hơn nhiều. Chưa kể, lượng đạm dồi dào sẽ thúc đẩy các mô sẹo dẫn đến sẹo lồi và cứng về sau.  

1.4. Thịt bò  

Dù rất bổ dưỡng nhưng với vết thương hở thì ta không nên ăn. Thịt bò sẽ khiến vết thương sậm màu, lâu liền. Thậm chí còn để lại sẹo lồi ngứa ngáy. Do vậy, trong thời gian trị thương bạn hãy chịu khó kiêng thịt bò và các loại thịt đỏ tương tự. 

 1.5. Thịt gà  

Thịt gà cũng nằm trong danh sách nên kiêng khi cơ thể có vết thương hở. Bởi vì trong đông y loại thịt có tính nóng nếu như người hàn ăn phải sẽ khiến cho da khó chịu, lâu lành. Hơn nữa hàm lượng protein và histamine cao nên cơ thể người nhạy cảm dễ bị mẩn ngứa, phát ban, khiến cho quá trình đóng mài lâu hơn bình thường.   

1.6. Thịt hun khói  

Vết thương hở kiêng ăn gì nhất định có thịt hun khói trong danh sách. Thịt loại này sử dụng nhiều có thể gây vấn đề hao hụt vitamin, khoáng chất có ích cho cơ thể. Đặc biệt khi bị thương hãy kiêng loại thịt này để thuận tiện cho quy trình tái tạo tế bào.  

1.7. Trứng  

Trứng là một trong những thực phẩm nên ăn khi bị thương. Bởi chúng có khả năng thúc đẩy tăng sinh mô sợi collagen – nhân tố quan trọng giúp tái tạo mô da. Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều trong giai đoạn tái tạo, chúng có thể gây thừa collagen làm lồi sẹo. Vì vậy bạn cần tiết chế món ăn này, hoặc chỉ ăn trong giai đoạn đầu trị thương. 

Hơn nữa, nếu bạn bị lang ben cũng cần cân nhắc kiêng ăn trứng. Bởi trứng có thể làm cho lang ben sậm màu hoặc lan rộng ra hơn đấy.  

1.8. Hải sản  

Hải sản được xem là một nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, trong hải sản chứa histamin với hàm lượng đáng kể. Đây là một chất có khả năng kích thích các mao mạch dưới da, dẫn đến việc hình thành các nốt mụn ngứa trên da. Đặc biệt, loại cá biển như cá thu, cá cơm, cá ngừ, cá trích, cá đuối chứa hàm lượng histamin cao nhất. Nếu không được bảo quản đông lạnh đúng cách sau khi đánh bắt, vi khuẩn có thể phát triển mạnh và biến đổi axit amin histidine thành histamin gây hại cho sức khỏe.  

Nguy cơ nhiễm độc từ histamin trong cá thường xuất hiện sau 5 đến 30 phút sau khi ăn cá bị hỏng, với các triệu chứng điển hình như sưng phù, đỏ mặt và cơ thể, cảm giác nóng rát miệng, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, ngất xỉu, mờ mắt, khó thở, tiếng kêu khò khè và tiêu chảy. 

Đặc biệt, nếu bạn đang trải qua quá trình lành vết thương, việc ăn hải sản có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo, mất thẩm mỹ. Vì vậy, trong giai đoạn vết thương hở, nên hạn chế tiêu thụ hải sản để bảo đảm quá trình lành thương diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. 

1.9. Các món ăn chế biến từ gạo nếp  

Các loại đồ nếp cần đặc biệt kiêng khi có vết thương hở. Cụ thể người bị thương hở thuộc thể hàn, tích độc nhiều nên nếu như ăn phải đồ nếp có tính ấm, dẻo sẽ gây sưng phồng, xuất hiện mủ đau nhức, khiến cơ thể bị nóng làm vết thương lâu lành hơn.  

2. Thời gian kiêng các loại thực phẩm kéo dài bao lâu?  

Về thời gian kiêng cữ, chúng ta sẽ khó có được thời gian chính xác. Bởi việc này phụ thuộc nhiều vào mức độ vết thương và cơ địa mỗi người. Thông thường, trung bình nên kiêng từ 5-7 ngày trở lên. 

Hãy theo dõi sát sao các dấu hiệu như không còn đau nhức, ngứa, về mặt da liền lại, khô, đóng mài lên da non. Nếu vết thương đến giai đoạn trên, bạn đã có thể an tâm ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, hãy thận trọng vì nếu bạn có sẹo sẽ phải tiếp tục kiêng một vài thực phẩm tương tự như trên đấy. 

3. Liền vết thương hở nhanh chóng với gel (kem) Dermatix® Wound Care  

Ngoài chủ động trong chế độ dinh dưỡng, chúng ta còn có thể thúc đẩy quá trình liền thương nhanh chóng bằng cách sản phẩm trị thương. Chẳng hạn như Dermatix® Wound Care sản xuất tại Bỉ. Là sản phẩm mới ra mắt từ thương hiệu Dermatix có tên tuổi, Wound Care mang là giải pháp chữa lành thương tiên tiến, giúp hoàn thiện chu trình dưỡng thương trị sẹo.  

3.1. Tác dụng mau lành vết thương hở 

Dermatix® Wound Care phù hợp với hầu hết vết thương hở do trầy xước, va chạm, bị cắt, ngã, bị bỏng, hậu phẫu thuật,… Công dụng của gel là giúp thúc đẩy vết thương hở lành nhanh hơn nhờ vào công thức hydrat hóa tối ưu. 

Mặt khác gel thoa lên bề mặt giúp hạn chế nguy cơ vết thương hở nhiễm trùng, tạo lớp màng bảo vệ mỏng bên trên. Dermatix® Wound Care, chữa lành vết thương, có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng. Đồng thời chất gel có chứa polyme cấp ẩm đủ để làm mát vết thương tạo cảm giác dễ chịu, giảm ngứa. Sản phẩm giúp vết thương đóng mài nhanh hơn, thúc đẩy lên da non. 

 3.2. Thành phần gel đã được kiểm duyệt  

Thành phần của Dermatix® Wound Care đã được kiểm duyệt chứng minh lâm sàng giúp chăm sóc vết thương trong môi trường ẩm: 

  • Carbomer Intelligent Hydrogel: Hydrogel thông minh, linh hoạt thích ứng mọi vết thương. Với các vết thương khô (ví dụ: vết bỏng, trầy xước), Hydrated Polymer – Polyme ngậm nước giải phóng nước vào vết thương để tăng độ ẩm, tạo ra môi trường chữa lành tối ưu. Với các vết thương ướt (ví dụ: lở loét, vết loét tì đè), Dehydrated Polymer – Polyme khử nước hút nước từ vết thương để giảm độ ẩm, tạo ra môi trường chữa lành tối ưu.   
  • Carnosine: Đây là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp thúc đẩy sự phát triển của mô và mạch máu mới giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.  
  • Emollients: Thành phần này sẽ giữ ẩm tối đa và làm mềm mại làn da. Nhờ vậy ngăn chặn tình trạng bị khô rát. Emollients kết hợp cùng Carbomer và Carnosine giúp vết thương hở tối ưu giảm đau, nhanh hồi phục mà không có tình trạng để lại sẹo cứng.  

3.3. Sử dụng Dermatix® Wound Care đúng cách 

Với Dermatix ® Wound Care, chúng ta vẫn lần lượt các bước chăm sóc vết thương cơ bản như: 

  • Làm sạch vết thương với nước sạch, nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn (đối với vết thương sâu).  
  • Thoa lớp mỏng gel trị thương Dermatix® Wound Care trực tiếp lên da. Hãy kiên trì điều đặn mỗi ngày 1-2 lần tùy vào mức độ vết thương.  
  • Sau khi bôi, hãy băng kín lại bằng băng dán hoặc gạc để hạn chế bụi bẩn xâm nhập. 
  • Duy trì thay băng và bôi gel Wound Care đến khi vết thương đóng mài, kín miệng. 
  • Sau đó, hãy bắt đầu điều trị ngay từ sớm với Dermatix Ultra hoặc Dermatix Ultra Kids.  

Ngoài cần quan tâm việc vết thương hở kiêng ăn gì, ta còn cần tìm hiểu cách chăm sóc tối ưu để giúp vết thương nhanh lành. Cùng chuyên gia trị thương Dermatix® Wound Care cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.