Thực Hư Việc Đẻ Mổ Không Tốt Như Đẻ Thường

Đẻ mổ hay đẻ thường từ lâu đã trở thành chủ đề gây xôn xao giữa các mẹ bầu trước khi chính thức bước vào tháng vượt cạn. Nhiều người cho rằng mổ bắt con sẽ gây nhiều tác dụng phụ cho cả mẹ và bé so với phương pháp sinh thường. Vậy thực hư của nhận định này ra sao? Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho mình nhé! 

Ưu và nhược điểm của phương pháp sinh thường 

Đa số các bác sĩ sản khoa đều cho rằng trẻ đẻ thường sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn so với trẻ đẻ mổ. Nguyên nhân chủ yếu là khi đi qua đường sinh tự nhiên, trẻ sẽ “va chạm” với những lợi khuẩn có trong âm đạo của người mẹ và các hormone tăng cường sức đề kháng mà cơ thể mẹ tiết ra trong lúc chuyển dạ, từ đó em bé sẽ tự hình thành và phát triển hệ miễn dịch của bản thân. 

Quá trình này cũng giải thích tại sao hệ miễn dịch của trẻ sinh thường chỉ mất tầm 10 ngày để hoạt động tốt. Do đó, trẻ đẻ thường ít ốm vặt, cũng như hạn chế nguy cơ mắc các loại dị ứng. 

Tuy nhiên, đẻ thường sẽ khiến mẹ mất nhiều sức hơn trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ. Sinh thường không thể áp dụng đối với các mẹ gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ như nhau tiền đạo, tử cung bé hay xương chậu hẹp. Trong những tình huống này, nếu vẫn kiên quyết sinh thường thì rất dễ gây nguy hiểm cho cả sản phụ lẫn thai nhi.  

 

Ưu và nhược điểm của phương pháp đẻ mổ 

Ngược lại, trẻ sinh mổ do không đi qua khu vực âm đạo của mẹ nên có thể không tiếp nhận đầy đủ vi khuẩn có lợi, khiến quá trình hình thành hệ miễn dịch thường chậm trễ, có thể kéo dài tới 6 tháng để hoàn thiện đầy đủ. 

Đẻ mổ là phương pháp khá an toàn cho các mẹ, vì sản phụ không mất nhiều sức khi phải chịu đựng những cơn gò và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình ca phẫu thuật diễn ra.  

  • Đồng thời, sinh mổ cũng giúp em bé ra đời an toàn hơn, vì phương pháp này thường dễ ứng biến khi có sự cố xảy ra.  
  • Nếu phát hiện thai nhi có bất cứ vấn đề nào bất thường, các bác sĩ cũng có thể lấy bé ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh. 

Cùng với đó, trẻ sinh mổ do không đi qua khu vực âm đạo của mẹ nên sẽ không được tiếp nhận vi khuẩn có lợi, khiến quá trình hình thành hệ miễn dịch thường chậm trễ, có thể kéo dài tới 6 tháng để hoàn thiện đầy đủ (BS. Thu Hạnh, 2014).  

Đẻ mổ hay đẻ thường tốt hơn? 

Trong những tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé. Trường hợp cả hai mẹ con đều ổn định thì thì bác sĩ sẽ tư vấn để gia đình có thể đi đến quyết định sinh thường.  

Mặt khác, trong những trường hợp cần ưu tiên đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, sinh mổ vẫn thật sự là lựa chọn tốt nhất.  

Nhìn chung, việc xác định đẻ thường hay đẻ mổ thì cần tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sinh. Bác sĩ sẽ chỉ ra các lợi ích, nguy cơ và rút ra phương pháp sinh phù hợp cho sản phụ. Mẹ cũng đừng lo lắng về việc sinh mổ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.  

Vì nhờ sự phát triển của khoa học hiện đại, sức khỏe của trẻ đẻ mổ vẫn có thể được đảm bảo bằng công nghệ tiên tiến và các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù.  

Với các lý do trên, mẹ đừng quá đặt nặng vấn đề phải đẻ mổ hay đẻ thường mà hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả của mẹ và con. Việc bất chấp sinh thường dù cơ thể không cho phép cũng có thể để lại nhiều hậu quả khó lường. 

 

Chăm sóc toàn diện sau sinh cho mẹ đẻ mổ 

Ngoài bé con thì chăm sóc sức khỏe người mẹ cũng vô cùng quan trọng. Những lưu ý sau đây sẽ giúp mẹ có một chế độ hậu thai sản nhẹ nhàng: 

1. Vệ sinh đúng cách vết đẻ mổ  

Sau khi xuất viện, mẹ cần giữ cho vết mổ sau sinh luôn sạch sẽ và khô ráo. Khi tắm xong, mẹ nên lấy khăn bông lau sạch, chú ý không bịt kín vết mổ để vùng da này được thở.  

2. Mẹ có thể sử dụng dung dịch betadine hoặc povidine 10% để vệ sinh vết mổ. Nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc đau bất thường thì cần đến ngay bệnh viện để kịp thời chẩn đoán và điều trị  

3. Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Mỗi ngày, mẹ nên nạp một lượng thức ăn khoảng 200 gram có chứa protein như thịt, cá, trứng… Đồng thời, mẹ cũng cần bổ sung các nhóm thực phẩm có chứa vitamin A, B, C, K, sắt, canxi… để tránh tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ cầm máu, tạo máu và giúp vết đẻ mổ chóng lành.  

Chú ý uống nhiều nước và ăn rau, trái cây để không bị táo bón, đồng thời kích thích khả năng tiêu hóa thức ăn của đường ruột. 

4. Dưỡng da vùng phẫu thuật sau đẻ mổ 

Ngoài chế độ kiêng cữ kể trên, hãy kết hợp và sử dụng thêm kem trị sẹo giúp sẹo đẻ mổ nhanh mềm, phẳng và mờ mịn. Sau khi vết mổ sẽ khép miệng và lên da non, mẹ có thể sử dụng các loại kem trị sẹo để tránh lên sẹo xấu ở vùng da phẫu thuật.  

Phương pháp được nhiều chuyên gia thẩm mỹ và da liễu khuyến khích là gel trị sẹo Dermatix® Ultra, giúp vết mổ sau sinh nhanh liền, không để lại sẹo lồi và thâm gây mất thẩm mỹ. 

Dermatix® Ultra là một trong các phương pháp trị sẹo lồi kinh tế, an toàn, tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 8 tuần sử dụng. Nhờ sự kết hợp giữa gel sillicon công nghệ CPX tiên tiến và Vitamin C Ester (một dẫn xuất của Vitamin C), kem trị sẹo Dermatix có tác dụng: 

  • Thẩm thấu sâu vào lớp biểu bì, hỗ trợ làm phẳng, mềm, mờ sẹo đẻ mổ  
  • Giúp làm giảm thâm sẹo và bảo vệ vết sẹo đẻ mổ khỏi tia UVA, UVB độc hại từ ánh mặt trời  

Đã có nhiều nghiên cứu thực tế về độ an toàn của gel trị sẹo Dermatix® Ultra trên mẹ mang thai và cho con bú, nên các chị em yên tâm sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Mỗi lần thoa kem trị sẹo, mẹ không cần lấy quá nhiều mà chỉ cần một lượng bằng hạt đậu là đủ cho vết thương dài 15cm, Dermatix sẽ thẩm thấu ngay khi vừa chạm vào da, phù hợp với các mẹ ngại động chạm đến vùng phẫu thuật. 

Mẹ đẻ mổ có thể đặt mua ngay kem trị sẹo Dermatix® Ultra tại website chính thức của Dermatix và nhiều nhà thuốc lớn uy tín trên toàn quốc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.