Thời Điểm Nào Nên Dùng Kem Chống Sẹo Để Đạt Hiệu Quả Cao?

Bệnh nhân cần xác định rõ tình trạng sẹo trước khi tiến hành điều trị bằng kem chống sẹo. Tuỳ vào từng loại sẹo khác nhau sẽ có thời điểm sử dụng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này!

I. Tìm hiểu các loại sẹo thường gặp

Sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình hình thành một nhóm mô sợi thay cho vùng da bị tổn thương. Tuỳ vào nguyên nhân, mức độ và vị trí tổn thương mà có thể gây ra loại sẹo khác nhau: sẹo bình thường và sẹo bệnh lý. 

  • Nếu vùng sẹo bằng phẳng tương đương với vùng da xung quanh, sẹo có màu trắng hồng, không bị co kéo, mềm mại thì được xem là sẹo bình thường. 
  • Các trường hợp sẹo có tình trạng khác với sẹo bình thường sẽ được xếp vào nhóm sẹo bệnh lý. 

Hãy cùng điểm qua các loại sẹo thường gặp nhất: 

  1. Sẹo lồi

Hình thành do collagen bị tích tụ quá mức ở lớp trung bì, đây còn là hậu quả của sự mất cân bằng trong quá trình tổng hợp và phân huỷ của collagen. Cơ chế hoạt động của sẹo lồi là phát triển liên tục, mở rộng ranh giới vượt khỏi vị trí tổn thương ban đầu. Tuy nhiên, sẹo lồi hoàn toàn lành tính, chưa có nghiên cứu chứng minh sẹo lồi liên quan đến các bệnh lý ung thư.  

 

Quá trình hình thành và phát triển của sẹo lồi có liên quan đến yếu tố cơ địa và gia đình. Các phẫu thuật cắt bỏ sẹo đơn thuần thường không có tác dụng với loại sẹo này, ngược lại, sẹo lồi rất dễ bị tái phát sau can thiệp phẫu thuật. Không có bằng chứng cho thấy sự chênh lệch tỷ lệ mắc phải sẹo lồi giữa nam và nữ. Nhưng trên thực tế, nữ giới ở độ tuổi từ 10-30 tuổi (cơ thể phát triển nhất) dễ gặp phải tình trạng sẹo lồi do ảnh hưởng từ sinh mổ hay nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ cao hơn.  

Sẹo lồi có thể gây ngứa, căng da, đôi lúc gây đau nhức và ảnh hưởng rất lớn về mặt thẩm mỹ. Một số phương pháp trị sẹo lồi khả phổ biến là tiêm steroid hoặc silicon, áp lạnh,…  

  1. Sẹo phì đại

Tương tự như sẹo lồi, sẹo phì đại cũng được hình thành do quá trình tổng hợp và phân huỷ collagen bị mất cân bằng. Trong thời gian đầu sẹo phì đại cũng phát triển kích thước lớn, cứng, màu đỏ và gây ngứa, rất khó phân biệt với sẹo lồi trong giai đoạn này. Tuy nhiên, sẹo phì đại có các đặc điểm tiến triển và tiên lượng tốt hơn sẹo lồi rất nhiều.  

 

Yếu tố di truyền không liên quan đến quá trình hình thành sẹo phì đại. Nhóm sẹo này không phát triển vượt ra khỏi vùng ranh giới vết thương ban đầu và có thể tự thoái lui theo thời gian. Có thể điều trị sẹo phì đại bằng phẫu thuật cắt bỏ, tiêm steriod hoặc sillicon,… 

  1. Sẹo lõm

Có thể xem cơ chế hình thành và hoạt động của sẹo lõm trái ngược hoàn toàn với sẹo lồi và sẹo phì đại. Nhóm sẹo này là kết quả của sự mất hoặc thiếu hụt các cấu trúc cơ bản (collagen) của trung bì và các tổ chức (sợi, cơ, mỡ) dưới da. Do đó về hình dạng, sẹo lõm thường có bề mặt thấp hơn so với vùng da xung quanh.  

Để điều trị sẹo lõm có thể áp dụng các phương pháp điều trị bằng laser, lăn kim, bóc tách sẹo, hay tiêm chất làm đầy,… Đối với loại sẹo lõm, tuy không tổn hại trực tiếp đến sức khoẻ nhưng lại dễ bị bắt nắng hơn so với các loại sẹo khác. Vì vậy, ngoài can thiệp phẫu thuật, có thể cải thiện tình trạng thâm của sẹo lõm bằng cách sử dụng thêm kem chống nắng phổ rộng trước khi ra ngoài hoặc sử dụng kem trị sẹo có tính năng bảo vệ da trước tia UV để chống thâm như Dermatix Ultra. 

  1. Sẹo giãn

Sẹo lõm xuất hiện tại vùng da bình thường, không nhất thiết phải xuất hiện ở vùng vết thương hở. Nguyên nhân dẫn đến sẹo giãn có thể đến từ tác động lực căng quá mức trên da. Rạn da là một trong các tình trạng phổ biến của loại sẹo này. Sẹo thường là các đường thẳng dài và hẹp, theo thời gian sẹo sẽ chuyển từ màu đỏ tím sang trắng. Rất dễ bắt gặp sẹo giãn trong giai đoạn mang thai và phát triển nhanh chóng.     

 

II. Thời điểm nên dùng kem chống sẹo

Thời điểm “vàng” để kem chống sẹo phát huy hiệu quả tối đa là sử dụng ngay khi vết thương vừa khép miệng và lên da non. Không nên bôi kem chống sẹo khi vết thương còn hở sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành thương tự nhiên của da. 

  • Đối với vết thương nhẹ như vết côn trùng cắn, đứt tay, trầy xước,… có thể sử dụng kem chống sẹo sau 1 ngày khi vết thương đã khô.  
  • 3-5 ngày sau khi bị vết thương lớn hơn như té ngã, bỏng nước sôi nên đợi khi vết thương đã ngưng chảy máu, không còn rỉ dịch. 
  • Với các vết cắt sâu, phẫu thuật thì dùng kem chống sẹo sau 10-14 ngày để vết thương đóng miệng hẳn.    

 

III. Kem chống sẹo Dermatix® Ultra 

Giải pháp dùng kem chống sẹo đã trở nên phổ biến với nhiều bệnh nhân trong những năm gần đây. Không tốn nhiều chi phí, sử dụng dễ dàng và nhanh chóng là một trong các lý do khiến người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn phương pháp này.  

Kem chống sẹo Dermatix® Ultra đã có kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường, là một trong các giải pháp trị sẹo được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng. Hoạt động theo 4 tiêu chí:  

  • Hiệu quả: đã được kiểm nghiệm bởi nhiều nghiên cứu lâm sàng từ các chuyên gia hàng đầu
  • An toàn: thành phần an toàn sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú 
  • Tiện lợi: chỉ cần sử dụng đều đặn 2 lần mỗi ngày sẽ thấy sẹo được cải thiện từ sau 8 tuần
  • Kinh tế: giá cả hợp lý khi chỉ cần sử dụng một lượng kem chống sẹo nhỏ bằng hạt đậu cho vết sẹo dài đến 15cm  

 

Điểm đặc biệt khiến kem chống sẹo Dermatix® Ultra nổi trội trên thị trường kem chống sẹo là thành phần silicon gel với công nghệ CPX tiên tiến giúp thẩm thấu nhanh vào da, không gây nhờn rít. Ngoài ra, còn có Vitamin C Ester ở nồng độ ổn định hơn Vitamin C thông thường, giúp cải thiện vùng sẹo hiệu quả hơn.  

Kem chống sẹo Dermatix® Ultra – chuyên gia làm phẳng, mềm, mờ sẹo hàng đầu Việt Nam đang được bán tại website chính thức của Dermatix với mức giá ưu đãi nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.