Lên kế hoạch toàn diện cho sản phụ trước và sau sinh mổ

Trong những lần khám tiền sản cuối thai kỳ, hầu hết mẹ bầu sẽ được bác sĩ thông báo về hình thức vượt cạn sắp tới. Nếu mẹ bầu được thông báo là phải sinh mổ, thay vì lo lắng, mẹ cần chuẩn bị chu đáo để đón bé yêu chào đời.

Chuẩn bị cho sinh mổ tất nhiên sẽ có một số điểm khác biệt so với sinh thường. Bài viết này sẽ cho mẹ một cái nhìn tổng thể về việc sinh mổ, đồng thời cũng gợi ý cho mẹ một kế hoạch toàn diện để có thể chuẩn bị chu đáo nhất, nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và nguy cơ để lại sẹo xấu sau sinh.

Nguyên nhân người mẹ phải đẻ mổ

Ngày nay, phương pháp sinh mổ không còn là điều gì đó quá lạ lẫm tại Việt Nam. Đây cũng là phương pháp được ưa chuộng tại các nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hàn Quốc…. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến để bác sĩ chỉ định sinh mổ mẹ bầu nên biết:

Nguyên nhân từ mẹ:

  • Mẹ có xương chậu hẹp, dị hình hoặc bất thường đều phải sinh mổ.
  • Mẹ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba…).
  • Mẹ có tiền sử bị cao huyết áp.
  • Mẹ bị bệnh tim.
  • Mẹ có tiền sử sinh khó, đã sinh mổ rồi, hoặc có tiền sử phẫu thuật tử cung.

Nguyên nhân từ thai nhi:

  • Phôi thai quá lớn khiến mẹ không thể sinh theo phương pháp thông thường.
  • Phôi thai quá ngày tuổi .
  • Tim thai không tốt.
  • Vị trí thai bất thường.
  • Ngôi mông, ngôi ngang.
  • Có dấu hiệu suy thai (nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường).
  • Nhau tiền đạo, nhau bong non, vô ối, sa dây rốn,..
  • Phôi thai được thụ tinh trong ống nghiệm.

Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng vì phương pháp vượt cạn bằng phẫu thuật không chỉ giúp bác sĩ chủ động kiểm soát quá trình sinh nở, mà còn đảm bảo độ an toàn cho cả hai mẹ con tốt hơn so với sinh thường.

Mẹ cần chuẩn bị đồ gì khi đi sinh mổ?

1. Vật dụng cá nhân

Vì thời gian nằm lại bệnh viện của mẹ sau sinh mổ sẽ lâu hơn mẹ sinh thường (khoảng 3-5 ngày) nên mẹ cần chuẩn bị thêm một số đồ dùng cá nhân để sử dụng trong thời gian nằm viện. Dưới đây là một số gợi ý về vật dụng cá nhân mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị cho phần này được tốt hơn:

  • Vài bộ quần áo rộng có nút cài.
  • Quần lót lưng cao để tránh cấn vào vết mổ.
  • Băng vệ sinh hoặc tã dành cho người lớn.
  • Dép đi trong nhà với phần đế làm bằng cao su để chống trượt ngã, phần tiếp xúc với chân phải đảm bảo mềm mại khiến mẹ cảm thấy thoải mái.
  • Dầu xoa bóp.
  • Chăn, gối để hỗ trợ bụng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Một số thực phẩm ăn nhẹ giàu chất xơ như nho khô, mận khô…
  • Bình bú, tã, khăn sữa, đồ sơ sinh cho con
  • Máy vắt sữa (trong trường hợp mẹ không cho con bú trực tiếp)

2. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, vùng da mổ

Mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể, vùng da sẽ mổ để tránh nhiễm trùng và nguy cơ để lại sẹo xấu sau này. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần “dọn dẹp” vùng bikini trước khi lên bàn mổ để loại bỏ các loại vi khuẩn có thể có tác động xấu đến vết mổ. Thông thường, các y tá trong bệnh viện sẽ giúp mẹ làm những việc này. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể tự làm ở nhà.

3. Giữ bụng rỗng trước khi sinh mổ

Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ giữ bụng rỗng khoảng 6 tiếng trước lúc sinh. Trước khi phẫu thuật, mẹ sẽ được gây mê hoặc gây tê để tiến hành sinh mổ. Nếu trong dạ dày của mẹ chứa đầy thức ăn hoặc nước uống thì sẽ có nguy cơ xảy ra tai biến trào ngược thức ăn từ dạ dày vào phổi, dẫn đến tắc nghẽn đường thở hoặc nguy hiểm hơn là gây tử vong muộn do các biến chứng viêm phổi, xẹp phổi.

Ở giai đoạn này, mẹ không nên uống bất cứ thứ gì, kể cả thức ăn đặc, loãng, thậm chí không được nhai kẹo cao su hay các loại kẹo khác. Mẹ cũng không nên ăn trái cây, các loại rau cải hay nước ngọt… Nếu phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ chỉ nên uống một ngụm nước nhỏ mà thôi.

4. Tinh thần lạc quan

Trước khi sinh, đa số mẹ bầu đều trải qua tình trạng căng thẳng, lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cần giữ cho mình một tinh thần lạc quan, tránh lo âu ảnh hưởng tới bé. Lúc này, lời động viên từ gia đình, người thân sẽ là nguồn động lực lớn lao giúp mẹ vượt cạn thành công.

Kinh nghiệm đẻ mổ quan trọng mẹ cần biết

Sau khi sinh, mẹ cần kiêng cữ và dành thời gian nghỉ ngơi để vết thương mau lành và sức khỏe chóng bình phục. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý những điều dưới đây để tránh các tác động xấu đến vết mổ, giảm nguy cơ hình thành sẹo khi vết mổ lành:

Lưu ý tư thế ngồi khi cho bé bú: Thông thường sau khi được đưa vào phòng hồi sức và sức khỏe của mẹ đảm bảo, thì mẹ đã có thể cho bé bú ngay. Mẹ cần lưu ý cần ngồi đúng tư thế để khi cho bé bú không gây áp lực lên vết mổ. Vì nếu không sẽ khiến vết mổ khó lành và có nguy cơ mở to hơn nếu bị áp lực mạnh đè lên.

Lưu ý di chuyển cẩn thận: Trong vòng 24 tiếng sau sinh, mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu di chuyển nhẹ nhàng để giảm nguy cơ dính ruột, táo bón và hình thành cục máu đông trong cơ thể. Khi di chuyển, mẹ lưu ý di chuyển nhẹ nhàng, nhờ người thân dìu dắt và luôn cầm theo một chiếc gối chằn nhẹ lên vết mổ. Việc này giúp cố định vết thương và tránh nguy cơ co kéo da mạnh khiến vết thương mở to, giảm nguy cơ hình thành sẹo lớn. Mẹ cũng cần lưu ý không gập người về phía trước, không nhìn xuống dưới, khi đi thì nên bám vào các đồ vật trên tường để giữ thăng bằng. Việc vận động sau khi sinh mổ cũng giúp mẹ tránh bị đầy hơi, khó chịu bụng.

Một số lưu ý khi chăm sóc mẹ sau sinh mổ tại nhà:

Sau khi xuất viện về nhà, mẹ cần lưu ý chăm rửa vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn mà bác sĩ kê cho. Bên cạnh đó cũng không nên băng bó vết thương quá chặt, để chừa không gian giúp vết thương mau khô miệng và đóng vảy.

Sau thời gian vết thương bong tróc vảy là thời gian quan trọng mẹ cần lưu ý chăm sóc da để tránh hình thành sẹo xấu. Thời điểm này, cơ thể bắt đầu tăng sinh collagen để làm lành lại vết thương. Quá trình này thường hỗn loạn và cấu trúc da không được sắp xếp một cách trật tự nên dễ gây nên sẹo lồi. Việc mẹ cần làm lúc này là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều chất khoáng, chất xơ, vitamin để thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen và elastin một cách tự nhiên, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Kiêng các loại thức ăn dễ gây nên sẹo lồi như rau muống, nếp, trứng…

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kết hợp với các phương pháp điều trị sẹo ngoài da, trong đó phổ biến và hữu hiệu nhất là dùng kem bôi trị sẹo.

Dermatix Ultra là một gợi ý tuyệt vời mẹ có thể tham khảo. Dùng Dermatix Ultra để điều trị sẹo mổ sau sinh là một lựa chọn vô cùng đúng đắn. Bởi trong quá trình hồi phục sau sinh, cơ thể mẹ vô cùng yếu ớt, cần những sản phẩm an toàn, thân thiện với da để vừa trị sẹo hiệu quả lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dermatix Ultra đã được nhiều chứng minh lâm sàng kiểm chứng là sản phẩm an toàn tuyệt đối kể cả với cả mẹ đang mang thai và trẻ nhỏ nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Hơn nữa với ưu điểm làm phẳng, mềm, mờ sẹo chỉ sau 8 tuần sử dụng, Dermatix Ultra chính là “bí kíp” xóa sẹo mổ cho mẹ sau sinh. Khi sử dụng Dermatix Ultra để trị sẹo, mẹ có thể thoải mái dùng chung với các loại mỹ phẩm khác mà không lo kích ứng da. Mẹ cũng nên để ý bảo vệ vết mổ khỏi tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời, góp phần giảm tình trạng thâm sẹo và hỗ trợ điều trị sẹo mổ được tốt hơn.

Trên đây là một số chia sẻ cho mẹ trước và sau khi mổ đẻ. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, mẹ đã có cho mình những lưu ý thật hữu dụng để chuẩn bị đón bé yêu chào đời. Bên cạnh đó, mẹ cũng thu được cho mình một vài bí kíp để phòng chống sẹo xấu sau sinh. Cảm ơn mẹ đã đón đọc, hẹn gặp mẹ ở bài viết sắp tới nhé!