Cách nhận biết các vết sẹo thường gặp và đặc tính của nó giúp bạn có thể chọn một phương thức điều trị phù hợp với kem trị sẹo Dermatix.
Mỗi khi có những vết thương trên da, thì cơ thể chúng ta sẽ tự động sản sinh ra các mô tế bào đặc biệt để chữa lành vết thương. Các lớp da được hồi phục đó gọi là vết sẹo.
Các vết sẹo chúng không chỉ làm xấu bề mặt da mà còn làm cho người bệnh mặc cảm và tự ti trong cuộc sống. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương.
Tùy theo mức độ tổn thương, khả năng can thiệp, vị trí tổn thương trên cơ thể… có thể để lại các loại sẹo khác nhau: sẹo bình thường hay sẹo không bình thường.
Vì thế sau đây là tổng hợp các loại sẹo thường gặp và đặc tính của nó giúp bạn có thể chọn một phương thức điều trị phù hợp với kem trị sẹo Dermatix.
Sẹo được hình thành thế nào?
Quá trình hồi phục vết thương da được diễn ra qua 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo (sửa chữa) tổ chức.
Cả ba giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng. Bất kỳ rối loạn nào xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình liền sẹo đều ảnh hưởng đến diễn biến bình thường cũng như chất lượng của sẹo.
Tùy theo mức độ tổn thương của da, tình trạng nhiễm trùng của vết thương, vết thương có thể liền sẹo theo một trong 3 cách khác nhau:
- Kỳ đầu: các vết mổ hoặc vết thương sạch, gọn, đến sớm, được khâu kín ngay
- Kỳ hai: vết thương dập nát, nhiễm trùng, không thể khâu kín.
- Kỳ ba: vết thương dập nát, nhiễm trùng được cắt lọc, thay băng cho đến khi sạch sẽ được cắt lọc lại và có thể khâu kín kỳ hai.
Một tổ chức sẹo được cho là bình thường khi vùng sẹo bằng phẳng ngang bề mặt da lành xung quanh, có màu trắng hồng, hơi bóng, mềm mại, không co kéo da xung quanh, không có bất kỳ triệu chứng nào tại chỗ.
Các loại sẹo còn lại có hình thể, cấu trúc, đặc tính khác với sẹo bình thường đều là các loại sẹo bất thường, các loại sẹo này thường rất được quan tâm do những ảnh hưởng mang tính thẩm mỹ và đôi khi ảnh hưởng cả đến chức năng của vùng da bị sẹo.
Cách nhận biết các loại sẹo
Sẹo lồi:
Đây là một loại sẹo bệnh lý của da, có ảnh hưởng nặng nề nhất đến thẩm mỹ, tâm lý và sức khỏe của người bệnh.
Sẹo lồi hình thành do sự tích tụ quá mức của collagen ở trung bì da – hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và quá trình phân hủy collagen mà căn nguyên bệnh sinh cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ.
Sẹo lồi mặc dù là khối sẹo phát triển liên tục, gây ra các triệu chứng tại chỗ như: đau nhức, ngứa, co kéo, tuy nhiên đây là khối sẹo hoàn toàn lành tính.
Sẹo lõm:
Sẹo lõm hay còn gọi là sẹo teo là các hố, rãnh sâu, thấp hơn bề mặt da lành xung quanh – hậu quả của sự mất hoặc thiếu hụt các cấu trúc cơ bản của trung bì da và tổ chức dưới da như các tổ chức sợi, cơ, mỡ trong quá trình hồi phục của các tổn thương da.
Các sẹo lõm, sẹo rỗ thường xuất hiện sau trứng cá, các ổ viêm nhiễm của da có liên quan đến vi khuẩn tụ cầu vàng, bệnh đậu mùa hoặc các ổ viêm hoại tử da có liên quan đến việc dùng steroid tại chỗ…
Các sẹo loại này thường không gây ra những triệu chứng tại chỗ như đau, ngứa hoặc co kéo da nhưng lại có tác động không nhỏ đến thẩm mỹ của vùng da, đôi khi sẹo còn tạo ra các túi, các hang hốc chứa đựng chất bã, chất bẩn cùng vi khuẩn… rất dễ gây ra các ổ viêm nhiễm.
Sẹo phì đại:
Sẹo phì đại cũng do sự mất cân bằng giữa hai quá trình tổng hợp – phân hủy của collagen, nhưng sự mất cân bằng này chỉ là tạm thời và chỉ xảy ra trong giai đoạn thứ hai của quá trình liền sẹo. Sự mất cân bằng này sẽ được sửa chữa trong giai đoạn thứ ba.
Vì vậy, sau thời gian đầu phát triển, sẹo sẽ dần thoái lui để có xu hướng trở lại thành một sẹo bình thường. Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt được giữa một sẹo phì đại với một sẹo lồi thực sự. Có thể gặp sẹo phì đại ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, bất kỳ giai đoạn phát triển nào của cơ thể, không có yếu tố thể địa, yếu tố gia đình. Ngược lại với sẹo lồi, các phẫu thuật sửa sẹo (đúng cách) với sẹo phì đại thực sự thường có kết quả tốt về mặt thẩm mỹ.
Sẹo bỏng:
Sẹo bỏng hình thành là do làn da tiếp xúc trực tiếp với các vật nóng, gây phỏng rộp và để lại vết thâm trên da. Sẹo bỏng thường gặp như sẹo lồi, sẹo thâm hoàn toàn có thể xử lý triệt để đến 99% nhờ những sản phẩm gel trị sẹo bỏng Dermatix là công thức gel silicone bôi tại chỗ tiên tiến, không nhầy nhớt.
Bỏng là gì? Bỏng (Burn) là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ. Hầu hết bỏng là do nhiệt nóng từ chất lỏng, chất rắn, hoặc chất cháy. Trong đó nhiều phụ nữ ở nhiều vùng trên thế giới có nguy cơ bỏng do dầu mỡ bắn vào khi nấu ăn hoặc bếp nấu ăn không an toàn. Nghiện rượu và hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ khác. Bỏng cũng có thể xảy ra như là kết quả của tự hại mình hoặc bạo lực giữa con người.
Các đặc tính của một vết bỏng phụ thuộc vào độ sâu của nó. Bỏng bề ngoài gây đau kéo dài hai hoặc ba ngày, sau đó bong tróc của da trong vài ngày tới. Cá nhân bị bỏng nặng hơn có thể chỉ ra sự khó chịu hay phàn nàn về những áp lực cảm giác hơn là đau.
Bỏng toàn phần độ dày có thể hoàn toàn không nhạy cảm với cảm ứng ánh sáng hoặc thủng. Trong khi bỏng bề mặt thường có màu đỏ, bỏng nặng có thể có màu hồng, màu trắng hoặc đen. Bỏng quanh miệng hoặc bị cháy xém tóc bên trong mũi có thể chỉ ra rằng bỏng đường thở đã xảy ra, nhưng những phát hiện này là không điển hình.
Dấu hiệu khác đáng lo ngại bao gồm: khó thở, khàn tiếng, và thở rít hoặc thở khò khè. Ngứa ngáy là triệu chứng phổ biến của bệnh nhân trong quá trình điều trị bỏng, xảy ra lên đến 90% ở người lớn và gần như tất cả trẻ em. Tê hoặc ngứa ran có thể tồn tại trong một thời gian dài sau khi bị bỏng điện.
Bỏng cũng có thể tạo ra cảm xúc đau buồn, lo âu và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, cũng như người thân. Đặc biệt việc điều trị sẹo bỏng bô lâu năm vô cùng phức tạp và tốn kém nếu bạn không tìm hiểu cụ thể.
Phòng ngừa và cách chữa sẹo lồi
Với những vết thương nhẹ nên vệ sinh sạch sẽ với natri clorid, sau khi vết thương khô có thể dùng nghệ tươi bôi lên vết thương để không bị sẹo
Với vết thương hở, mất da: cần giữ cho vết thương được thông thoáng và vệ sinh sạch sẽ, sau đó dùng bông gạc để băng vết thương. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Sau phẫu thuật: Bạn nên ăn nghệ hoặc bôi nghệ trực tiếp lên vết thương, không nên ăn rau muống và hải sản.
Bỏng: Đầu tiên ngâm vào nước đá, sau đó ngâm vào vết thương để nguội rồi đến bệnh viện xử lý. Nếu vết thương nhẹ nên dùng bột nghệ tươi để điều trị.
Cơ địa sẹo lồi: nếu bạn muốn chỉnh sửa sẹo thì nên cân nhắc kỹ vì vết sẹo mới có thể sẽ to hơn so với sẹo ban đầu.