Nếu bước sơ cứu vết thương giúp ngăn chặn nhiễm trùng thì quá trình chăm sóc đúng cách làm vết thương hở mau khô, nhanh lên mài. Nhưng liệu chúng ta có đang thực hiện đúng? Cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết bên dưới nhé.
“Thủ phạm” cản trở quá trình lành thương
Trước tiên, hãy nhận diện đúng những “thủ phạm” đã làm cản trở quá trình lành thương. Khi bị thương cần phải tiến hành nhiều phương pháp kết hợp để giảm đau, cầm máu, hỗ trợ cho da mau lành. Quá trình liền lại thường phải qua 3 giai đoạn chính nhưng nếu thực hiện sai cách thời gian sẽ kéo dài không tưởng. Vậy “thủ phạm” nào thường ngăn cản quá trình bình phục này?
1. Thiếu máu hoặc máu lưu thông kém
Máu luôn mang nhiều thành phần quan trọng cho quá trình phục hồi tế bào. Điển hình là bạch cầu, hồng cầu và các yếu tố đông máu. Máu sẽ cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ thể tái tạo và chữa lành. Trong đó:
- Tế bào bạch cầu: chống lại vi khuẩn có hại xâm nhập, bảo vệ vết thương khỏi nguy cơ nhiễm trùng.
- Tế bào hồng cầu: chứa collagen và các tế bào da mới sẽ được đưa đến vùng tổn thương để thúc đẩy quá trình tái tạo.
Vì vậy, khi cơ thể thiếu máu đồng nghĩa oxy và dưỡng chất không cung cấp đủ đến vùng bị thương. Điều này ảnh hưởng thời gian phục hồi của tế bào mô và da. Cùng với đó, việc loại bỏ các chất thừa thải từ vết thương cũng diễn ra chậm hơn, gây ra viêm nhiễm.
2. Vi khuẩn
Chúng ta đều biết, da là hàng rào bảo vệ các tế bào bên dưới. Khi da có vết thương hở, vi khuẩn có cơ hội tấn công làm nhiễm trùng. Một khi đã nhiễm trùng, các tế bào mới cứ bị phá hủy nên khó làm lành đúng quy trình. Từ đó thời gian liền thương kéo dài bất thường. Vùng da sẽ không ngừng tiết dịch mủ, khó khô và lành.
3. Người cao tuổi
Càng lớn tuổi các cơ chế phục hồi tự nhiên của cơ thể càng kém dần đi. Dù là vết thương nhỏ cũng sẽ lành chậm hơn người trẻ. Nguyên nhân là vì:
- Lão hóa khiến hàng rào miễn dịch suy giảm. Khả năng chống lại vi khuẩn cũng dần kém đi.
- Da của người cao tuổi thường mất đi tính đàn hồi và độ dày. Điều này làm cho quá trình phục hồi cũng chậm hơn.
- Các bệnh lý tiểu đường, tim mạch làm giảm lưu thông máu, giảm tốc độ phục hồi tế bào.
4. Bệnh lý mãn tính
Bệnh lý mãn tính là bệnh kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm. Chúng thường không chữa được bằng thuốc/vacxin và cũng không thể tự khỏi. Phổ biến hiện nay có bệnh đái tháo đường, bệnh lý về tim và vấn đề liên quan mạch máu. Các bệnh này có ảnh hưởng đến lưu thông máu huyết. Như đã đề cập, máu bị tổn thương đồng nghĩa với việc các vết thương sẽ lâu lành hơn.
5. Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp
Trong bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, dinh dưỡng luôn góp phần quan trọng xuyên suốt quá trình từ A đến Z. Vậy nên chế độ ăn uống có ảnh hưởng thời gian hồi phục vết thương cũng chẳng lấy làm lạ. Đặc biệt, với các vết thương hở, nếu không kiêng khem các thực phẩm sau sẽ dễ gây nhiễm trùng:
- Đường và thực phẩm có hàm lượng đường cao bởi chúng sẽ làm vết thương chậm lành.
- Gừng sẽ cản trở hình thành cục máu đông trong giai đoạn viêm.
- Thịt chó chứa nhiều đạm và năng lượng sẽ tăng nguy cơ sẹo lồi, sần và cứng.
- Thịt bò tuy bổ dưỡng nhưng lại làm sậm màu vết thương.
- Trứng với đặc tính thúc đẩy tăng sinh mô sợi collagen nếu ăn nhiều sẽ nhiều khả năng bị lồi sẹo về sau.
- Hải sản và các món nếp sẽ làm ngứa, sưng vùng bị thương. Thậm chỉ mưng mủ và nhiễm trùng.
6. Ít vận động
Vận động ảnh hưởng trực tiếp đến việc trao đổi chất cũng như lưu thông máu. Khi ít vận động, cơ thể tăng áp lực lên một vùng da nhất định. Áp lực này có thể tạo ra tổn thương và tăng nguy cơ hoại tử. Ngoài ra, khi ta nằm hoặc ngồi lâu, vết thương dễ bị ẩm, tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ.
Sơ cứu vết thương không cẩn thận
Cách thức sơ cứu vết thương ban đầu có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng lành thương. Nếu không cẩn thận sẽ không chỉ dễ nhiễm khuẩn mà còn khiến chậm liền thương, mưng mủ, lở loét và sưng nhức kéo dài.
Đặc biệt, đừng nên xem nhẹ các bước sát trùng, vệ sinh vết thương. Với vết thương nhỏ, khi đã cầm máu, tuyệt đối không chủ quan lược bỏ việc băng bó. Nếu bỏ qua sẽ tạo điều kiện vi khuẩn tái xâm nhập, gây viêm nhiễm. Thay vì khô mài và lên da non sau một thời gian thì vết thương phải trải qua các dấu hiệu như sưng đỏ, đau nhức, tiết dịch mủ, bị sốt. Thậm chí là sốt li bì kéo dài.
Bí kíp cách làm vết thương hở mau khô đơn giản, hiệu quả
Việc nắm rõ các “thủ phạm” cản trở quá trình vết thương hở khô mài chỉ mới là bước đầu. Ngoài ra, hãy “bỏ túi” thêm bí kíp sau đây để thực sự vận dụng đúng cách làm vết thương hở mau khô!
Đó chính là chủ động hỗ trợ thúc đẩy quá trình lành vết thương bằng gel trị thương Dermatix® Wound Care. Sản phẩm là giải pháp chữa lành thương tiên tiến được chứng minh lâm sàng giúp chăm sóc vết thương trong môi trường ẩm. Đây là cơ chế hiện đại nhằm khắc phục các khuyết điểm của phương pháp trị thương truyền thống.
Hydrogel thông minh và lành tính
Hydrogel thông minh là thành phần chính trong gel trị thương Dermatix® Wound Care. Gel hoạt động theo cơ chế cân bằng ẩm tương thích từng loại vết thương. Với vết thương khô, Polyme ngậm nước (Hydrated Polymer) giải phóng nước vào vết thương để tăng độ ẩm. Trái lại, Polyme khử nước (Dehydrated Polymer) hút nước từ vết thương để giảm độ ẩm. Duy trì vết thương ở mức ẩm lý tưởng sẽ giúp rút ngắn thời gian liền thương.
Ngoài ra, gel Wound Care còn tích hợp Carnosine và Emollients. Đây là 2 hoạt chất giúp tăng sinh collagen và làm mềm lớp da mới tái tạo. Mặt khác, bộ 3 thành phần còn đi kèm với hiệu ứng làm mát độc quyền từ Dermatix. Nhờ vậy sản phẩm được đến 80% người dùng đánh giá cao khả năng làm mát tức thì. Họ cảm thấy giảm thiểu cơn đau nhanh chóng sau khi thoa.
Giải pháp chữa lành thương an toàn, không chứa Paraben
Là sản phẩm thúc đẩy quá trình trị thương nhưng gel Dermatix® Wound Care được kiểm chứng lâm sàng vô cùng lành tính. Xuyên suốt quá trình sử dụng, gần như 100% bác sĩ nhận xét tích cực về độ dung nạp của sản phẩm vào cơ thể. Không có rủi ro hay phản ứng có hại nào được ghi nhận trong quá trình sử dụng . Thành phần được ghi nhận hoàn toàn không chứa Paraben độc hại.
Ngoại trừ những yếu tố bệnh lý, tuổi tác thì các vấn đề khác đều sẽ được giải quyết. Quan trọng hơn hết là chúng ta cần sơ cứu đúng cách, bôi đủ Dermatix® Wound Care hàng ngày để vết thương mau lành nhé!