Bị Côn Trùng Cắn Khi Nào Trị Sẹo Cho Bé Tại Nhà?

Trẻ nhỏ rất thường bị côn trùng cắn nên nhiều phụ huynh trở nên thờ ơ, xem nhẹ. Thực tế, dù không biến chứng nặng nhưng vết đốt vẫn để lại sẹo về sau. Thế nên hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn việc trị sẹo cho bé bị côn trùng cắn qua bài viết sau nhé! 

1. Trẻ thường bị đốt bởi côn trùng nào? 

Trong các loại côn trùng, muỗi là loài có số lượng lớn và thường gặp trong đời sống. Muỗi đốt chúng ta do máu người chính là thức ăn của chúng. Và so với người lớn, trẻ em thường là nạn nhân của loài côn trùng này. 

Theo thống kê, da bé “thu hút” muỗi vì nhiều nguyên nhân:  

  • Sự trao đổi chất ở trẻ nhanh hơn ở người trưởng thành. Vậy nên khi vận động nhiều sẽ dễ đổ mồ hôi hơn. Môi trường ẩm ướt là nơi chốn hấp dẫn đối với loài muỗi. Chúng bị thu hút đến cơ thể bé và đốt hút máu. 
  • Nhóm màu cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút muỗi của cơ thể. Trẻ ở nhóm máu O sẽ bị muỗi đốt nhiều hơn. 
  • Trang phục tối màu góp phần khiến trẻ trở thành mục tiêu cho muỗi.  
  • Trẻ em ưa thích vui chơi nơi bóng râm, bụi rậm có nhiều muỗi trú ngụ. Các bé lại chưa biết cách xua muỗi để bảo vệ bản thân. 
  • Trẻ mắc hội chứng Skeeter cũng có xu hướng thu hút muỗi hơn.  

Ngoài muỗi, da trẻ còn có thể bị các loài như kiến, ong, bọ chét, cánh cứng, rệp,… làm tổn hại. Chúng sẽ đốt ở vùng da trần, không dược che bởi quần áo, mũ tất. Một số loài sẽ đốt để hút máu nuôi bản thân. Một số khác chỉ đốt khi bị kích động nhằm tự vệ.  

Vết đốt sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào loài côn trùng và cơ địa của bé. Sau khi bị đốt, da thường có dấu hiệu đau nhức, ngứa ngáy. Một số vết đốt sẽ thành sẹo do da đã bị độc côn trùng tổn hại. 

2. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị côn trùng đốt? 

Da trẻ mỏng manh nên rất dễ bị kích ứng khi có côn trùng đốt. Vì thế, bé rất cần sự trợ giúp kịp thời từ bố mẹ. Sau đây là một số bước xử lý đơn giản để giúp bé xoa dịu vết đốt: 

  • Loại bỏ nọc độc của côn trùng: Một số loài sẽ để lại vòi hay kim chứa độc trên da bé. Bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé ra khỏi khu vực có côn trùng. Dùng nhíp đã khử trùng để gắp vòi/kim ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn vì sẽ vô tình làm vỡ túi độc. Một khi vỡ thì nọc độc sẽ lan nhanh hơn trong máu, gây nguy hiểm cho bé. 
  • Khử trùng vùng da bị đốt: Bố mẹ cần sát khuẩn với dung dịch phù hợp hoặc xà phòng pha cùng nước ấm. Việc rửa sạch da sẽ giúp giảm nồng độ chất tiết để lại trên da bé.  
  • Chăm sóc da bé đến khi phục hồi: Các vết đốt hoặc sẹo do côn trùng thường khiến trẻ ngứa ngáy. Vì vậy bố mẹ nên cắt ngắn móng tay của con để hạn chế trẻ tự gãi trầy hay lở loét.

3. Vậy khi nào cần khám bác sĩ, khi nào trị sẹo cho bé tại nhà?

Ở một số loài, vết đốt chỉ đơn thuần gây ngứa và đau nhức vài giờ. Những loài nọc độc nhẹ có thể kéo dài biểu hiện trong 1-2 ngày. Song, một số khác có độc nguy hiểm hoặc mang mầm bệnh sẽ có tác động không nhỏ đến sức khỏe trẻ. 

Sau đây là những triệu chứng mà bố mẹ cần lưu ý. Nếu phát hiện những dấu hiệu này, bố mẹ cần đưa gấp trẻ đến bác sĩ: 

  • Vết đốt ngày càng sưng, có triệu chứng đau nhiều kèm theo. 
  • Vùng da bị đốt ấm nóng và ửng đỏ. Quan sát thấy vết thương có lan rộng so với ban đầu. 
  • Kèm theo triệu chứng phát ban đỏ toàn thân. 
  • Vết đốt viêm loét, sưng mủ, chảy dịch vàng. 
  • Trẻ lờ đờ do sốt kéo dài, mất ý thức dần. 
  • Những nốt phát ban hình tròn hoặc hình vòng có thể là dấu hiệu bọ ve cắn hoặc nhiễm bệnh Lyme nguy hiểm. 
  • Một số trường hợp đặc biệt nguy hiểm: phù nề da, suy hô hấp, loạn nhịp tim, nói lắp, tiêu chảy, ói mửa… 

Với các tình huống trên, bố mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Mặt khác, với những vết đốt chỉ đau, ngứa ngắn ngày thì phụ huynh có thể an tâm hơn. Việc chăm sóc, chữa trị sẽ đơn giản và thực hiện được tại nhà. 

4. Chăm sóc và trị sẹo cho bé bị côn trùng đốt  

Các vết côn trùng đốt đơn giản tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng chúng thường để lại sẹo thâm trên da bé. Theo tham vấn từ bác sĩ Lê Đức Thọ (bệnh viện Hoàn Mỹ), da trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên còn yếu và dễ tổn thương, viêm nhiễm. Một khi sẹo hình thành, chúng có thể tự mờ theo thời gian nhưng khó mất hẳn. Vậy nên trẻ cần được điều trị sẹo càng sớm càng tốt. 

Đối với làn da non yếu, các biện pháp xâm lấn (phẫu thuật, laser, áp lạnh…) lại chưa thực sự phù hợp. Thay vì vậy, phụ huynh có thể tham khảo các loại kem trị sẹo cho bé. Điển hình như gel Dermatix® Ultra Kids đã được kiểm chứng lâm sàng về độ hiệu quả và an toàn trên da trẻ. 

Có thể nói, Dermatix như một thương hiệu trị sẹo “quốc dân” vì đã giữ vững vị thế là Chuyên gia trị sẹo số 1 Việt Nam suốt 12 năm liền (*). Đây cũng là sản phẩm được nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng. Bởi bảng thành phần lành tính, đảm bảo không gây tác dụng phụ cho bé.  

Nhờ thành phần Silicone gel ngăn chặn mất nước qua da, Dermatix® Ultra Kids không chỉ trị sẹo cho bé mà còn làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Kết hợp công nghệ CPX tiên tiến nhất, gel khi trải mỏng sẽ càng thẩm thấu nhanh vào da. Chỉ sau 1-2 phút, hỗn hợp không màu, không mùi đã trở nên khô ráo. Phụ huynh có thể yên trí, không lo con nuốt phải. Ngoài ra còn có dưỡng chất Vitamin C Ester giúp vô hiệu hóa hắc tố melanin gây sạm da. Nhờ vậy vết sẹo thâm dần tiệp màu với vùng da xung quanh. Đồng thời, da còn được bổ sung đề kháng để chống lại tác hại từ tia UV. Tuy nhiên bố mẹ vẫn nên che chắn kỹ trong suốt thời gian trị sẹo cho bé. 

Với bé từ 3 tháng tuổi, sẹo nên được điều trị với Dermatix® Ultra Kids để tương thích da tốt hơn. Hiện sản phẩm Dermatix trị sẹo cho bé đều đã có mặt tại các hiệu thuốc toàn quốc.  

Trẻ con ham thích vận động nên việc bị muỗi đốt, côn trùng cắn cũng là chuyện thường tình. Thay vì lo sợ, bố mẹ hãy chủ động tìm hiểu những cách xử lý đúng, sẵn sàng “giải cứu” con khỏi những vết thương và sẹo xấu. Cùng Dermatix thủ sẵn “tuyệt chiêu” trị sẹo cho bé ngay tại nhà mình bố mẹ nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.